- Chào mừng tới Vietnam Sentai Forum.

- Nếu là người mới, xin mời bạn đọc qua "Hướng dẫn và quy định" trước khi tham gia vào forum: http://vietnamsentai.forumotion.com/f32-forum
- Chào mừng tới Vietnam Sentai Forum.

- Nếu là người mới, xin mời bạn đọc qua "Hướng dẫn và quy định" trước khi tham gia vào forum: http://vietnamsentai.forumotion.com/f32-forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Hazy moon - Hatsune Miku
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeSun 3 Mar - 0:48 by TheNightBreaker4

» Kamen Rider Time: REBOOT
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeThu 8 Feb - 19:51 by MegaBeatle

» [Event] Chia sẽ chuyện thường ngày của mọi người
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeMon 22 Jan - 2:07 by MegaBeatle

» Kamen Rider Basaroh - Gods of the Fallen World
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeFri 12 Jan - 23:10 by Cập Thời Vũ

» Kamen Rider Meso
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeThu 21 Dec - 23:46 by Dinoger

» Chiến Đội "Hội Viết Lách VNST" - Những tay bút quyền năng nhất của vũ trụ VNST
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeSun 17 Dec - 20:24 by Dinoger

» Kamen Rider Seiga (Kuuga OC)
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeSat 9 Dec - 20:15 by Dinoger

» Kamen Rider Dinos
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeMon 18 Sep - 0:19 by Dinoger

» Kamen Rider Zero-Climax
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeTue 25 Jul - 7:42 by Cập Thời Vũ

» Góc sáng tạo's Archive Project
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeWed 19 Jul - 6:39 by Cập Thời Vũ

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 

 


Rechercher Advanced Search
Most active topic starters
Commander Roy
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_lcapTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_voting_barTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_rcap 
samurai sentai shinkenger
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_lcapTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_voting_barTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_rcap 
White Ranger
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_lcapTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_voting_barTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_rcap 
kabuto
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_lcapTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_voting_barTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_rcap 
Kiva DS02
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_lcapTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_voting_barTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_rcap 
No More Sorrow
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_lcapTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_voting_barTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_rcap 
MrCaU
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_lcapTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_voting_barTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_rcap 
obito123
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_lcapTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_voting_barTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_rcap 
...
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_lcapTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_voting_barTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_rcap 
ryuga
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_lcapTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_voting_barTổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_vote_rcap 
Most active topics
Kamen Rider Time Season 1 . (Full 48 Episode). <- Click Here To Read
[ Event ] Phiên chợ đấu giá Phiên bản 2 : Toku Cards - Lá Bài Hên Xui - Diễn ra vào T7 và CN
Kyoryuger News
Kamen Rider Ryzac Season 1
[Event] Phiên chợ đấu giá - Lá Bài Hên Xui (xem luật ở page 1) - Diễn ra vào T7 và CN
Top tokusatsu nam/nu xinh va dep nhat
Đuổi hình bắt chữ (Super sentai-Kamen rider)
Đuổi hình bắt chữ (Super sentai-Kamen rider)
Tổng hơp TOKU chế
Kamen Rider Gaim News
Most Viewed Topics
Chỉ số sức mạnh của các Kamen Rider Heisei Generations
Top tokusatsu nam/nu xinh va dep nhat
Kyoryuger News
Kamen Rider Gaim News
Thông tin mới về Kamen Rider Wizard
Toku News
những câu nói bất hủ về Super sentai vs Kamen Rider
Tổng hơp TOKU chế
Kamen Rider Gaim News
[Phim] Gia đình là số 1 phần 2 | Đoạn kết ích kỷ và tàn nhẫn với mọi người
April 2024
SunMonTueWedThuFriSat
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930    
CalendarCalendar

 

 Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học

Go down 
+6
Greenki_97
Tei Keinan
White Ranger
Kiva DS02
Người Việt Nam
Red
10 posters
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Red
Captain
Captain
Red


Nam Cancer Horse
Tổng số bài gửi : 5388
Reputation : 133
Birthday : 28/06/2002
Join date : 19/02/2013
Age : 21
Đến từ : TP HCM

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeWed 2 Oct - 20:01

Ai muốn post bài về Khoa Học thì post vào 2pic này nhé :akamaru:  đừng lập 2pic nữa , tốn pic lém :naruto_smile: 
Về Đầu Trang Go down
Red
Captain
Captain
Red


Nam Cancer Horse
Tổng số bài gửi : 5388
Reputation : 133
Birthday : 28/06/2002
Join date : 19/02/2013
Age : 21
Đến từ : TP HCM

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeWed 2 Oct - 20:39

10 loài thủy quái của sông Amazon
Cá sấu đen, lươn điện, cá ma cà rồng... là những loài thủy quái hung tợn của sông Amazon, một trong những con sông lớn và có nhiều loài động vật nguy hiểm bậc nhất thế giới.
1. Cá sấu đen Caiman
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ca-sau-den
Sông Amazon là một dòng sông ở Nam Mỹ được biết đến là môi trường sống của nhiều loài động vật khổng lồ và nguy hiểm. Cá sấu đen caiman là một trong những loài thủy quái hung tợn sinh sống tại con sông này. Một con cá sấu caiman có thể dài tới 6m với phần hộp sọ lớn và nặng hơn cá sấu sông Nile. Là loài động vật ăn thịt hàng đầu ở sông Amazon, cá sấu đen caiman có thể ăn bất cứ thứ gì ở gần chúng, bao gồm cả cá piranha, khỉ, hươu, nai, cá rô, trăn anaconda. Năm 2010, nhà sinh học Deise Nishimura đã bị mất một chân khi chiến đấu với một con cá sấu đen caima sau 8 tháng con vật này trốn dưới thuyền của bà.
2. Rắn xanh Anaconda
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ran-xanh-anacoda
Rắn xanh Anaconda là loài rắn lớn nhất thế giới. Những con rắn cái có thể lớn hơn rắn đực với chiều dài 9m, nặng 250kg và đường kính cơ thể đạt 30cm. Loại rắn này không độc, nhưng thay vào đó chúng dùng sức mạnh cơ bắp to lớn để bóp nghẹt con mồi như hươu, nai, cá sấu caiman và thậm chí cả báo đốm châu Mỹ. Chúng thường sống ở những vùng nước nông có thể cho phép chúng ẩn nấp và chúng thích ở những khu vực nhánh sông Amazon.
3. Cá ăn thịt Arapaima
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ca-arapaima
Đây là loài cá ăn thịt khổng lồ sống ở sông Amazon và các hồ lân cận. Arapaima thường ở bề mặt nước vì chúng cần hít thở không khí ngoài việc hấp thụ khí oxy qua mang. Cá Arapaima có thể dài đến 2,7m và tặng 90kg. Loài cá này hung dữ đến mức lưỡi của chúng cũng có răng.
4. Rái cá khổng lồ
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Rai-ca
Rái cá khổng lồ là một ví dụ điển hình của dòng họ nhà chồn. Những con rái cá đực khi trưởng thành có thể dài 2m (tính từ đầu đến đuôi). Loại rái cá này thường ăn cá và cua. Chúng thường đi săn bắt theo thành nhóm từ 3 đến 8 con và có thể ăn 4kg thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra, loại rái cá này còn có thể tấn công và ăn thịt rắn anaconda và cá sấu caiman. Chúng cũng được xem là một trong những loài động vật ăn thịt nhiều nhất ở sông Amazong và được mệnh danh là "loài sói của sông".
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ca-candiru
Sông Amazon không chỉ sản sinh ra những loài sinh vật khổng lồ mà còn là nơi sinh sống của những sinh vật nhỏ bé nhưng vô cùng đáng sợ. Candiru là loài cá nước ngọt ký sinh có kích thước khá nhỏ, da trơn, được biết đến với khả năng chui vào niệu đạo của những ai dám đi tiểu ở sông. Một người đàn ông từng phải phẫu thuật để lấy loài sinh vật này ra khỏi ống niệu đạo khi chúng đang cố gắng chui vào tinh hoàn. Cá candiru thường dùng gai bám vào những con cá lớn hơn và hút máu của chúng.
6. Cá mập bò
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ca-map-bo
Cá mập bò thường sống ở khu vực nước ngọt và được tìm thấy ở những vùng nước sâu thuộc nhánh sông Amazon như Iquitos ở Peru, cách cửa biển 4.000km. Đây là loài cá có thể cảm nhận được sự thay đổi độ mặn của nước xung quanh và có thể thích nghi tùy theo môi trường mới. Loại cá này có chiều dài khoảng 3,3m, nặng 312kg. Giống như các loài cá mập khác, chúng có vô số răng nhọn hình tam giác và bộ hàm rất khỏe với lực cắn lên tới 589kg. Cá mập bò được đánh giá là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất thế giới.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Luon-dien
Lươn điện trông giống cá da trơn hơn là lươn. Loài lươn điện có chiều dài 2,5m và sinh ra dòng điện từ các tế bào đặc biệt gọi là electrocyten nằm bên sườn. Dòng điện này có thể đạt mức 600 volt, gấp 5 lần so với dòng điện trong ổ cắm điện thông thường ở Mỹ và đủ để hạ gục một con ngựa. Nhiều cú sốc điện từ loài sinh vật này có thể gây đau tim hoặc suy hô hấp cho người. Khi bị lươn điện tấn công, người bình thường sẽ bị choáng và chết đuối. Những con lươn điện xác định vị trí con mồi bằng cách tạo ra những dòng điện 10 volt trước khi làm con mồi bị choáng và giết mồi bằng những luồng điện mạnh hơn.
8. Cá Piranha bụng đỏ
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ca-piranha-bung-do
Loại cá này chủ yếu ăn xác động vật thối. Chúng có chiều dài khoảng 30cm và bơi thành đàn lớn. Cá Piranha bụng đỏ có răng nhọn. Các hàm răng đan lồng vào nhau giúp chúng xé thịt con mồi một cách dễ dàng. Những nhóm cá Piranha bụng đỏ có thể tập trung vào con mồi không may mắn và xử lý nhanh gọn trong vài phút. Tuy nhiên, những cuộc tấn công con mồi rất hiếm và thường xảy ra khi chúng rất đói hoặc bị khiêu khích.
9. Cá ma cà rồng Payara
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ca-payara
Payara là loài cá săn mồi vô cùng dữ tợn, có khả năng nuốt số lượng cá bằng một nửa kích thước của cơ thể. Thức ăn chính của loại cá này là cá piranha. Tên của chúng xuất phát từ hai chiếc răng nanh mọc ra từ hàm dưới với chiều dài 15cm, được dùng để đâm xuyên qua con mồi sau khi tấn công. Hàm trên của cá có những chiếc hố đặc biệt dùng để tránh những chiếc răng nanh tự đâm chúng.
10. Cá Pacu
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ca-pacu
Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt. Tuy nhiên, loại cá này có thể khiến nhiều đàn ông khiếp sợ vì chúng có thể cắn đứt tinh hoàn của họ. Một người đàn ông sống ở Papua New Guinea đã thiệt mạng sau khi bị một con cá Pacu cắn đứt tinh hoàn.


Được sửa bởi Gokai Red ngày Wed 2 Oct - 20:52; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Red
Captain
Captain
Red


Nam Cancer Horse
Tổng số bài gửi : 5388
Reputation : 133
Birthday : 28/06/2002
Join date : 19/02/2013
Age : 21
Đến từ : TP HCM

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeWed 2 Oct - 20:41

Những động vật tuyệt chủng có cơ hội "đội mồ sống dậy"
Voi ma mút, hổ Tasmanian hay ếch ấp trứng bằng dạ dày... là những loài động vật có cơ hội "sống" thêm lần nữa.
Cùng với sự phát triển nhanh của xã hội loài người, môi trường tự nhiên đang bị thu hẹp với tốc độ chóng mặt, kéo theo đó là sự tuyệt chủng của vô số các loài động vật khác nhau.
Tuy nhiên, với nền khoa học phát triển, một vài loài trong số đó vẫn còn cơ hội để “sống” thêm một lần nữa.
Loài ếch kỳ lạ ấp trứng bằng dạ dày (Gastric Brooding Frogs - GBF) có tên khoa học là Rheobatrachus, chúng là loài ếch bản địa ở Australia và được tìm thấy vào năm 1972.
Do số lượng ếch GBF được phát hiện không nhiều và sau đó ít lâu, vào năm 1983, chúng bị tuyên bố tuyệt chủng. Vào thời điểm đó, do sự phát triển khoa học kỹ thuật còn chưa cao nên các nhà khoa học chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn về loài này.
Ếch GBF có một điểm khá khác biệt: ấp trứng bằng dạ dày. Ngay sau khi đẻ trứng ra, GBF ngay lập tức nuốt trứng vào trong dạ dày - toàn bộ axit trong dạ dày lúc này đã được chuyển qua một túi chứa khác để không gây hại cho những quả trứng mới sinh.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ech-ap-trung-bang-mieng
Khi dạ dày chúng đã chứa đầy trứng, trứng sẽ được kéo thẳng xuống tử cung và sau khi trứng nở, ếch con sẽ được nôn ra qua đường miệng

Năm 2011, giáo sư Michael Archer và nhóm nghiên cứu của ông đã thành công trong việc tái tạo một số tế bào GBF bằng cách phân tích ADN của ếch sọc - loài có họ hàng gần nhất với GBF.
Mặc dù vậy, tế bào này vẫn chưa được hoàn chỉnh và cần phải nghiên cứu thêm rất nhiều. Bên cạnh đó, đối tượng để nghiên cứu - ếch sọc lại chỉ sinh sản 2 lần trong năm nên sẽ khiến cho tiến độ công việc bị giảm sút khá nhiều.
Loài Thylacine thường được biết đến với tên gọi hổ Tasmanian hay chó sói Tasmanian.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Tasmania
Sinh vật này xuất hiện đầu tiên ở Papua New Guinea nhưng sau đó, chỉ còn lại ở Nam Úc

Chúng là một loài săn mồi với hàm răng rất khỏe, một cú ngoạm của nó mạnh gấp ba lần so với một con chó cùng kích thước.
Nguyên nhân khiến chúng tuyệt chủng trực tiếp là do việc di cư của con người. Những người châu Âu khi di cư sang Úc đã sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi trên chính lãnh thổ của loài này, không những thế, họ còn coi Thylacine là thủ phạm tấn công đàn cừu của mình nên phát lệnh săn bắn.
Với mỗi xác hổ Tasmania, người thợ săn sẽ được trao giải thưởng lớn nên tất nhiên, chúng đã bị săn bắn đến gần như tuyệt chủng. Con hổ Tasmania cuối cùng được biết đến đã chết trong vườn thú vào năm 1936, chính thức đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của loài thú này.
Tuy nhiên, một vài xác Thylacine đã được lưu giữ tại bảo tàng Melbourne. Vào năm 2008, các nhà khoa học đã sử dụng chính nguồn này để “vá” lại bộ gene của chúng, chèn vào một phôi chuột và bắt đầu công cuộc “tái sinh” động vật tuyệt chủng của mình.
3. Nai sừng tấm Ireland
Với phương pháp sử dụng vật chủ thay thế - tức là cấy tế bào của một sinh vật vào phôi thai của một sinh vật khác để tạo ra chính sinh vật đấy, việc tái sinh nai sừng tấm Ireland - một trong những loài nai lớn nhất thế giới không còn quá khó khăn.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Nai-sung-tam
Loài nai khổng lồ này có chiều cao đến vai lên tới 2,1m, cặp sừng dài gần 4m, nặng tới 40kg và tổng trọng lượng cơ thể trung bình khoảng 600kg

Nhưng thật may mắn, với một bộ xương hóa thạch duy nhất còn lại của loài này, các nhà nghiên cứu của ĐH London đang dần hoàn thành một bản đồ gene hoàn chỉnh; từ đó xây dựng lại tế bào của loài nai này dựa trên cơ sở họ hàng của chúng.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra vật chủ thay thế thích hợp, và trả lời cho câu hỏi, liệu môi trường sống ngày nay có thích hợp với loài nai sừng tấm Ireland này nữa hay không?
Việc tái sinh voi ma mút được cho là một ước mơ vô cùng lớn lao với các nhà khoa học bởi nó có thể giúp mở ra những hướng nghiên cứu mới về Kỷ Băng hà.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Voi-ma-mut
Vào năm 2011, một nhóm nghiên cứu tại Tokyo đã tuyên bố rằng, họ sẽ cho ra đời một chú voi ma mút trong vòng 2 năm bằng kỹ thuật sử dụng vật chủ thay thế. Tuy nhiên, có vẻ như việc này khó hơn những gì ta tưởng.
Việc tồn tại dưới băng tuyết trong một thời gian quá dài như vậy không thể đảm bảo các tế bào còn nguyên vẹn và khả năng hoạt động của chúng sau khi "rã đông" cũng không thực sự tốt. Kết quả là sau rất nhiều thí nghiệm, họ vẫn không thể tạo ra được một tế bào hoàn chỉnh.
Triển vọng tái tạo các loài vật cổ đại càng được giới khoa học chú ý khi họ dự kiến sẽ trích lấy tế bào gốc từ xác con voi ma mút con để thu thập DNA nhằm tái tạo loài vật cổ đại. Kỹ thuật này đòi hỏi các tế bào phải khỏe mạnh dù trải qua hàng nghìn năm dưới lớp băng tuyết. Tuy nhiên, các nhà khoa học hi vọng rằng, với cách này, việc tái tạo voi ma mút không còn là việc quá xa vời nữa.
Về Đầu Trang Go down
Red
Captain
Captain
Red


Nam Cancer Horse
Tổng số bài gửi : 5388
Reputation : 133
Birthday : 28/06/2002
Join date : 19/02/2013
Age : 21
Đến từ : TP HCM

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeWed 2 Oct - 20:51

10 loài động vật “tí hon” trên thế giới
Trái với thông thường, một số loài động vật lại có kích thước “tí hon” khiến chúng trở nên “nổi bật” hơn hẳn so với các bạn bè đồng loại. Từ chú chó chỉ cao 12,4cm tới cá ngựa chỉ có kích thước chưa tới 1cm, tất cả đều tạo nên thế giới động vật đầy màu sắc thú vị.
Chú chó nhỏ nhất thế giới chỉ cao 12,4cm
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Cho-nho-nhat
Chỉ cao 12,4cm và nặng 1,4 pounds (gần 0,7kg), chú chó Ducky, giống Chihuahua, đến từ Charlton (Bang Massachusetts, Mỹ) đã giành được kỷ lục Guiness cho chú chó bé nhỏ nhất vẫn còn sống tới ngày nay. Chú chó này đã phá kỷ lục của một chú chó khác cao 13,7cm tên là Danda Kordak tại Slovakia. Trước đó, kỷ lục này được trao cho một chú chó tại Yorkshire chỉ cao vỏn vẹn 7cm.
Loài rắn dài 10,1cm
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ran-nho-nhat
Leptotyphlops carlae là loài rắn nhỏ nhất thế giới. Kích thước của con trưởng thành chỉ khoảng dưới 10cm. Loài rắn này được ông Blair Hedges phát hiện trên đảo Caribe tại Barbados. Chúng có kích thước nhỏ chỉ như một sợi mỳ spaghetti và bé đến mức có thể nằm vừa trên một đồng xu Mỹ.
Cá tí hon chỉ dài 7,9mm
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ca-nho-nhat
Vào tháng 1/2006, loài cá bé nhỏ nhất thế giới đã được phát hiện tại đảo Sumatra, Indonesia. Loài cá này có tên là Paedocypris progenetica, thuộc họ cá chép, là loài cá có xương sống nhỏ nhất thế giới với kích thước vô cùng khiêm tốn chỉ 7,9mm.
Cùng cạnh tranh ngôi vị chú cá nhỏ nhất này còn có loài anglerish Photocorynus dài 7mm (tuy nhiên, đây là một loài ký sinh trùng chứ không phải là cá) và loài cá Schindleria brevipinguis chỉ dài 7mm.
Ngựa bé đáng yêu cao 43,18cm
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ngua-nho-nhat
Cô ngựa đáng yêu có tên Thumbelina này là sản phẩm của 2 nhà lai giống Paul và Kay Goessling, chuyên về nghề nuôi ngựa nhỏ. Mặc dù Thumbelina thuộc giống ngựa nhỏ nhưng kích thước của nó vẫn nhỏ hơn so với thông thường, với chiều cao chỉ 43cm. Cô ngựa 5 tuổi này đã được công nhận có kích thước nhỏ nhất thế giới.
Chú mèo ngồi vừa trong cốc nước
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Meo-nho-nhat
Chú mèo 2 tuổi tí hon chỉ cao 15,5cm và dài 49cm này, có tên là Mr. Peebles. Nó đã được công nhận là chú mèo bé nhỏ nhất thế giới. Hình ảnh của chú đã được đưa vào sách Kỷ lục Guiness thế giới năm 2004.
Chú chuột lang (Hamster) chỉ cao 2,5cm
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Chuot-nho-nhat
Chỉ lớn hơn đồng 50 cent một chút, PeeWee chính là chú chuột bé nhất thế giới. Chỉ nặng chưa tới 28 gram, chú chuột này đã không lớn thêm nữa sau khi được 3 tuần tuổi. Các anh chị em cùng đàn với PeeWee đều có kích thước thông thường từ 10-12cm.
Loài tắc kè bé nhỏ chỉ dài 1,2cm
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Tac-ke
Brookesia Minima là loài tắc kè chỉ dài khoảng 1,2cm sinh sống trong thềm các rừng mưa nhiệt đới, trên đảo Nosy Be tại Tây bắc Madagascar. Con cái thường có kích thước lớn hơn con đực một chút.
Thằn lằn “siêu nhỏ” 16mm
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Than-lan
Có thể cuộn tròn thân mình trên một đồng xu, loài thằn lằn có tên khoa học là Sphaerodactylus ariasae chỉ dài 16mm, tính từ mõm cho tới chóp đuôi. Cùng chia sẻ danh hiệu tí hon này còn có loài thằn lằn tên Sphaerodactylus parthenopion, được phát hiện năm 1965 trên đảo Virgin, Anh Quốc.
Loài gia súc chỉ cao 81cm
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Be-nho-nhat
Gia súc nhỏ nhất thế giới là một giống chó quý hiếm của một Zebu Ấn Độ gọi là bò Vechur. Chiều cao trung bình của giống bò này là 81-91cm. Trong ảnh là hình của một chú bò Vechur 16 tuổi so sánh với một chú bò HF lai giống thông thường chỉ mới 6 tuổi.
Cá ngựa bé xíu
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ca-ngua
Loài cá ngựa có tên là Hippocampus denise này chỉ dài 16mm, nhỏ hơn cả móng tay của chúng ta. Một số con còn có kích thước chỉ 13mm. Giống cá này sống trong các vùng nước có khí hậu nhiệt đới, tại Tây Thái Bình Dương, ở độ sâu từ 13-90m so với mặt nước biển.
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeThu 3 Oct - 7:33

Khám phá 9 vụ tai nạn máy bay bí ẩn trên thế giới
Trong khi thế giới đang cố gắng rút ra bài học từ các vụ tai nạn cũng như hoàn thiện các trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao độ an toàn, thì vẫn còn có những vụ tai nạn hàng không khiến giới chức nhức đầu vì không thể tìm ra nguyên nhân vụ việc.

Phi đội 19
Việc 6 chiếc máy bay thuộc phi đội 19 thuộc biên chế hải quân Hoa Kỳ mất tích bất thường khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hàng ngày đã làm dấy lên truyền thuyết về tam giác quỷ Bermuda.

5 chiếc máy bay ném bom Gruman Avenger thuộc phi đội 19 (chỉ huy bởi Charles Taylor) cất cánh từ Fort Laudedale, Florida vào ngày 5/12/1945. Thời tiết hôm đó khá lý tưởng, Taylor - một người hướng dẫn đầy kinh nghiệm cũng bay cùng phi đội.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Phi-doi-19
Tuy nhiên, sau 90 phút huấn luyện, các phi công mất phương hướng và không thể xác định các điểm mốc dưới mặt đất. Thông qua liên lạc radio, Taylor cho biết la bàn của ông đã bị hỏng khiến ông không thể phân biệt giữa Florida Key và Bahama.

Đài kiểm soát không lưu cố gắng dẫn đường cho Taylor quay trở lại căn cứ Fort Laudedale, các cấp dưới cũng đề nghị ông bay theo hướng Tây. Tuy nhiên, Taylor tiếp tục dẫn phi đội bay vô định ra hướng biển. Sau đó, trạm kiểm soát không lưu mất liên lạc với cả 5 máy bay và không có tin tức gì của họ từ đó.

Kỳ lạ thay, máy bay cứu hộ cũng bị mất tích ngay đêm đó trong nỗ lực tìm kiếm phi đội của Taylor. Nhiều giả thiết cho rằng máy bay đã nổ tung giữa không trung do mất phương hướng.

Điều khác thường nhất là không rõ vì lí do gì Taylor đã xin được nghỉ buổi huẩn luyện hôm đó, nhưng ban chỉ huy phi đội đã không đồng ý và yêu cầu ông thực hiện nhiệm vụ. Lý do gì khiến Taylor không muốn bay ngày hôm đó vẫn còn là một điều bí ẩn.

Chuyến bay số 990 của hàng hàng không Ai Cập
Ngày lễ Haloween năm 1999 là một ngày u ám khi chuyến bay 990 của hãng hàng không Ai Cập rơi xuống Đại Tây Dương khiến 217 người thiệt mạng. Cục hàng không dân dụng Ai Cập đã tiến hành điều tra vụ việc, nhưng do thiếu nguồn lực và vụ tai nạn xảy ra trên vùng lãnh hải quốc tế nên Ai Cập đã kêu gọi sự trợ giúp từ Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm cứu nạn.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Chuyen-bay-so-990
Đại Tây Dương đã nhấn chìm chuyến bay 990 của hãng hàng không Ai Cập khiến 217 người thiệt mạng

Qua kiểm tra sơ bộ ủy ban này đã phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn và đề nghị chuyển tiếp vụ việc cho FBI xử lý. Tuy nhiên, phía Ai Cập phản đối và đề nghị Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ tiếp tục điều tra. Bằng chứng về một tội ác tiếp tục được tìm thấy sau đó. Cùng lúc phía Ai Cập đã đủ khả năng kiểm soát mọi chuyện và tự mình tiến hành cuộc điều tra.

Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ và cục hàng không dân dụng Ai Cập đưa ra hai kết luận khác nhau. Phía Hoa Kỳ xác minh rằng viên phi công phụ đã tự sát sau khi cố lao máy bay xuống biển có chủ đích, vì một lí do cá nhân nào đó chưa được xác định. Trong khi Ai Cập đổ lỗi cho sự cố kĩ thuật. Tuy nhiên, không giải thích nào kể trên nhận được sự đồng tình từ các chuyên gia. Họ cho rằng vụ tai nạn là một âm mưu khủng bố nhằm ám sát 33 nhân viên thuộc Bộ tham mưu Ai Cập trên chuyến bay.

Mặc dù chúng ta không thể biết chính xác diễn biến của vụ việc, tuy nhiên bản ghi âm của viên phi công chính gợi mở khá nhiều điều. Viên phi công chính đã nói: "Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy? Anh đã tắt động cơ phải không?", cùng lúc, phi công phụ lẩm nhẩm: "Tôi tin vào Chúa trời".

Star Dust
Star Dust là phiên bản dân dụng của máy bay ném bom Lancaster. Nó đã được sử dụng để phục vụ các chuyến bay từ Anh đến Nam Mỹ và vùng biển Caribean. Năm 1947, máy bay Star Dust cất cánh từ thủ đô Buenos Aires, Argentina đến Santiago, Chilê. Tuy nhiên, máy bay đã mất tích chỉ vài phút trước khi hạ cánh. Trong những giây phút "ngàn cân treo sợ tóc", người điều khiển thông tin liên lạc đã cố gắng truyền đi thông điệp cuối cùng bằng mã Moóc-sơ: "STENDEC".
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Star-dust
Không có dấu vết nào của Star Dust được tìm thấy sau những nỗ lực tìm kiếm quanh khu vực được cho là nơi xảy ra tai nạn. Các nhà điều tra đã kết luận họ không thể biết chuyện gì đã xảy ra với máy bay đó. 50 năm sau, những người leo núi phát hiện các mảnh vỡ của máy bay trên một tảng băng. Đường hạ cánh của máy bay nằm trong phạm vi có tầm nhìn kém, do vậy máy bay đã bị đâm vào dãy núi bị mây che phủ.

Kết luận về vụ viêc đã dập tắt các nghi vấn về sự cố kĩ thuật và việc bắt cóc của người ngoài hành tinh. Tuy vậy, ý nghĩa của thông điệp: "STENDEC" vẫn còn là một điều bí ẩn.

Chuyến bay 191
Chuyến bay 191 thực chất không phải một vụ tai nạn mà nó chỉ là một sự cố liên quan đến một chuỗi tai nạn của các chuyến bay số 191. Thực tế, có nhiều tai họa đến nỗi các chủ khách sạn không muốn xây đến tầng thứ 13, một số hãng hàng không mê tín đã loại bỏ hẳn con số 191.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Chuyen-bay-191
Từ những năm 60, 5 chuyến bay mang số 191 đã gặp tai nạn nghiêm trọng, trong đó có vụ tai nạn tồi tệ nhất lịch sử hàng không Hoa Kỳ đã lấy đi sinh mạng của 273 người. Gần đây nhất, vào năm 2012, chuyến bay số 191 của hãng hàng không JetBlue đã được lên trang đầu của các tờ báo, sau khi viên phí công chính mất trí và ba hoa về chúa Jesus, khủng bố và sự kiện 11/9 trong buồng lái. Ông ta đã được đưa ra khỏi máy bay và trấn an bởi viên phi công phụ và các hành khách trước khi được chuyển vào bệnh viện tâm thần.

Mặc dù, sự cố của chuyến bay 191 chỉ như một sự trùng hợp, các nhà số học đã có một cuộc tranh luận để giải mã ý nghĩa của con số này.

Chuyên cơ Flying Tiger 739
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Flying-Tiger-739
Vào năm 1962, chuyến chuyên cơ vận tải quân sự mang tên Flying Tiger 739 chở hàng hóa và các quân nhân từ California tới Sài Gòn, Việt Nam. Sau khi dừng để tiếp nhiên liệu tại căn cứ không quân ở đảo Guam, chiếc phi cơ Super Constellation L-1049 cất cánh và mất tích ở vùng biển Philipine sau đó. Máy bay bị mất tích trong điều kiện thời tiết hoàn toàn bình thường, không có cuộc gọi khẩn cấp nào được ghi nhận. Sau nỗ lực tìm kiếm không thành của 4 quân binh chủng, 107 người trong phi hành đoàn xem như đã thiệt mạng. Chiếc máy bay không bao giờ được tìm thấy.

Bởi không tìm thấy một bằng chứng nào, các nhà điều tra không thể kết luận nguyên nhân tai nạn của chuyến bay 739. Các giả thiết và dự đoán được đưa ra tràn lan. Nhân chứng chứng thực rằng họ nhìn thấy vệt khói dài và ánh sáng lóe lên ở nơi được cho là vị trí xảy ra tai nạn.

Chuyến bay 427 của hãng hàng không USAir
132 hành khách trên chuyến bay USAir Flight 427 đang trên hành trình từ Chicago đến Pittsburgh. Đáng buồn thay, chỉ 10 phút trước khi hạ cánh, máy bay xảy ra sự cố bất thường và rơi xuống mặt đất với vận tốc khoảng 500km/h. Toàn bộ 132 người trong phi hành đoàn và hành khách đã thiệt mạng. Đó là vụ tai nạn đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ đến nỗi nhưng cựu binh chai sạn trong chiến tranh cũng phải rùng mình khi chứng kiến hiện trường.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Chuyen-bay-427
Thông thường, các nhà điều tra có thể xác định nguyên nhân vụ tai nạn trong một hoặc hai tuần, tuy nhiên vụ việc này mất đến 4 năm đề xác định sự cố dẫn đến thảm họa. Các chuyên gia nghiên cứu mọi giả thiết có thể và xác định rằng sự cố trong hệ thống lái đã khiến các phi công mất kiểm soát.

Trong khi bí ẩn đang được tháo gỡ, một câu hỏi được đặt ra là liệu USAir có phát hiện ra sự cố trong hệ thống lái của các máy bay Boeing 737. Các vụ tai nạn tương tự trong những năm 90 chỉ ra rằng USAir đã có thể ngăn chặn thảm họa của chuyến bay 427 nếu họ điều tra các vụ tai nạn trong quá khứ một cách triệt để. Nhiều nhân thân của người bị nạn đã kiện hãng hàng không USAir và tập đoàn Boeing. Hai hãng này đã đền bù thiệt hại cho gia đình những người bị nạn 50 triệu đô-la mà không cần đến sự can thiệp của tòa án.

Chuyến bay số 800 của hãng TWA
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Chuyen-bay-800
Vào năm 1996, chuyến bay TWA 800 phát nổ và rơi chỉ 12 phút sau khi cất cánh từ sân bay John F. Kennedy lấy đi sinh mạng của 230 người. Sau 4 năm điều tra, cục an toàn vận tải quốc gia kết luận hỏng hóc trong hệ thống điện gây tia lửa làm cháy nhiên liệu là nguyên dân dẫn đến thảm họa. Tuy nhiên, giải thích đó mâu thuẫn với hàng trăm nhân chứng của FBI, bởi họ đã tận mắt trông thấy vệt sáng phía sau máy bay, khiến chiếc phi cơ bùng cháy như quả cầu lửa. Những báo cáo này khiến nhiều người cho rằng máy bay thực chất đã bị tên lửa bắn hạ.

Vậy ai đã bắn rơi một chiếc máy bay dân sự? Một trong những giả thiết thuyết phục nhất đó là quân đội Hoa Kỳ đã bắn nhầm trong cuộc diễn tập Hải quân thường kì diễn ra tại khu vực đảo Long Island. Ngoài ra, còn một số điều bất thường xung quanh vu việc, trong đó có dư lượng thuốc nổ còn sót lại trên máy bay chứng tỏ rằng FBI đã làm giả bằng chứng, thay đổi thông tin trên rada trước khi công bố rộng rãi trước công chúng.

Chuyến bay số 447 của hãng hàng không Air France
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Chuyen-bay-447
Năm 2009, chuyến bay số 447 của hãng hàng không Air France bất ngờ bị rơi và lao xuống Đại Tây Dương, vĩnh viễn mang theo 228 sinh mạng vào đáy biển. Không có tín hiệu cấp cứu nào được ghi nhận, cũng không ai biết máy bay gặp nạn cho tới một tiếng sau, khi cơ quan kiểm soát không lưu không thể liên lạc với phi công. Chiếc phi cơ "tự lái" này là một trong những máy bay an toàn nhất lịch sử hàng không, dường như không có lí do gì khiến nó có thể biến mất.

Rất khó để xác định nguyên nhân vụ tai nạn, mảnh vỡ vương vãi khắp mặt biển. Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng khi các hộp đen của máy bay không thể tìm thấy sau 30 ngày, bởi khi đó bộ định vị trong các hộp đen sẽ ngưng truyền tín hiệu. Tuy vậy, cơ quan chức năng Pháp vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm. Đến năm 2011, một đội cứu hộ tư nhân đã được thuê để thực hiện nhiệm vụ, họ đã xác định vị trí các mảnh vỡ của máy bay chỉ trong một tuần. Hải quân Pháp đã khôi phục toàn bộ dữ liệu trong các hộp đen máy bay và tìm thấy thi thể của hơn 100 nạn nhân.

Kết luận điều tra cho thấy sai sót của phi công sau khi ngắt hệ thống "tự lái" đã dẫn đến thảm kịch. Mặc dù bí ẩn đã được làm sáng tỏ, nhiều người vẫn đặt ra nghi vấn tại sao những phi công dày dạn kinh nghiệm (3 người trên buồng lái máy bay) lại có thể mất kiểm soát máy bay trong tình huống thông thường đến vậy.

Chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Chuyen-bay-7
Ngày 8/11/1957, chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am chỉ vừa mới bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới thì không may lao xuống biển lấy đi sinh mạng của 44 người. Các mảnh vỡ đã được tìm thấy một tuần sau đó, khi tàu sân bay của hải quân Mỹ phát hiện các xác chết trôi dạt ở vùng Đông Bắc đảo Honolulu.

Nhà chức trách không thể xác định nguyên nhân vụ tại nạn, tuy nhiên có vài điều đáng ngờ trong vụ việc này. Thứ nhất, không một cuộc gọi cứu trợ nào được thực hiện thành công, các mảnh vụn nằm ở rất xa đường bay. Đáng nghi ngại nhất, báo cáo về kiểm tra độc tố cho thấy chất độc Carbon Mônôxít được tìm thấy trong cơ thể của các nạn nhân xấu số.

Hơn 50 năm sau, người ta vẫn truy tìm câu trả lời cho bí ẩn này. Một vài giả thiết cho rằng vụ tai nạn liên quan đến việc thù oán cá nhân của các thành viên trong phi hành đoàn, một vài ý kiến khác cho rằng vụ tai nạn là âm mưu thu lợi từ tiền bảo hiểm hoặc sự cố từ động cơ.
nguồn:khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeThu 3 Oct - 7:42

Khả năng thành hiện thực của những thứ chỉ có ở trong phim
Các nhà khoa học chứng minh, những dự án như áo choàng tàng hình, trí thông minh nhân tạo, di chuyển tức thời... có thể "trình làng" trong tương lai.

Chúng ta đều biết rằng, khoa học viễn tưởng thuộc phạm trù… “viễn tưởng”, tức là còn rất lâu nữa mới thành hiện thực. Nhưng phải chăng trong tương lai, việc du hành thời gian hay dịch chuyển tức thời (teleport) sẽ trở thành trào lưu thời thượng, hay những người máy sinh hóa (cyborg) cùng các chàng robot có trí thông minh nhân tạo cùng nhau tồn tại?

Các nhà khoa học cho rằng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Cùng tiến hành phân tích tính hợp lý của những ý tưởng khoa học viễn tưởng phổ biến nhất hiện nay qua bài viết dưới đây.

1. Áo choàng tàng hình
Bộ phim Star Trek đưa ra ý tưởng một lớp màng bao quanh tàu ngăn không cho địch phát hiện. Còn Harry Potter thì đưa thêm một ý tưởng khác: “áo choàng tàng hình”.

Khoa học đã từng chứng minh việc tạo một lớp màng cho tàu và máy bay là có thể. Nhưng áo choàng tàng hình kiểu như Harry Potter thì lại khác. Theo giáo sư kỹ thuật điện và máy tính David Smith thuộc ĐH Duke, đó là một kiểu tàng hình quá hoàn hảo và không hợp lý. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vật vô hình đã có những bước tiến đáng kể trong nhiều năm qua.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ao-tang-hinh
Một thử nghiệm về "áo choàng tàng hình" từng gây xôn xao dư luận một thời gian dài.

Về mặt lý thuyết, một vật không hấp thụ, phản xạ ánh sáng được coi là vô hình. Và đến nay, các nhà khoa học đã tạo ra một thiết bị tàng hình một phần, có thể định tuyến lại các bước sóng ánh sáng nhất định, bẻ cong tia sáng khi tiếp xúc với vật thể.

Chiếc áo được thiết kế bù lại cho những biến thiên nhỏ ở hình dạng một vật, dựa trên nền siêu chất liệu, hoạt động trong ngưỡng tần vi sóng. Tuy nhiên, do chỉ hoạt động được trong điều kiện nhất định, cụ thể là ngưỡng tần vi sóng của phổ điện từ nên trên thực tế, người hay vật khoác áo vẫn bị nhìn thấy. Nhưng với bước tiến lớn như vậy, khả năng một ngày không xa, chúng ta sẽ có trên tay một chiếc áo tàng hình thực sự là hoàn toàn có thể xảy ra.

2. Robot người: Máy tính thông minh như người
Nghiên cứu về AI, hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence) đã có những tiến bộ vượt bậc những năm trở lại đây. Người máy và máy tính đã chứng tỏ chúng đáng tin cậy hơn con người ở một số lĩnh vực đặc biệt, như dây chuyền lắp ráp, hoặc tính toán những con số cực khủng. Tuy nhiên, vẫn chưa có robot nào có thể làm những việc cơ bản như… buộc dây giày.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Robot-thong-minh
Giáo sư về khoa học điện tử thuộc ĐH Massachusetts - ông Shlomo Zilberstein cho rằng, những gì công nghệ AI đạt được cho đến nay như việc robot vượt qua con người trong một số lĩnh vực hạn hẹp là quá dễ dàng, nếu so sánh với việc chế tạo robot có điểm được coi là “thông thường” của những đứa trẻ 3 tuổi.

Với tốc độ phát triển của khoa học như hiện nay, nhiều nhà khoa học tin rằng, máy tính và người máy với trí thông minh nhân tạo vượt trội sẽ xuất hiện trong một vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, họ chắc chắn phải đảm bảo rằng, khi robot có được “tri giác” sẽ không gây hại cho loài người như trong những câu chuyện về khoa học viễn tưởng thường gặp.

3. Dịch chuyển tức thời như "cánh cửa thần kỳ"
Sẽ không quá lời khi nói “dịch chuyển tức thời” là thứ được nhiều người trên Trái đất mong muốn đưa vào hiện thực nhất. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, các hạt có thể tương tác vật lý thường liên kết và tác động ảnh hưởng qua lại với nhau, bất kể khoảng cách giữa chúng.

Nhưng vấn đề lớn nhất đó là việc khớp nguyên tử tại hai đầu phương tiện dịch chuyển. Theo Sidney Perkowitz - nhà vật lý học tại ĐH Emory, Atlanta, việc dịch chuyển một vật thể có kích thước lớn là không thể, hay chưa thể thực hiện.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Dich-chuyen-tuc-thoi
Quá trình đo lường đánh giá các thông tin lượng tử để gửi thông tin sang điểm đến có thể sẽ phá vỡ các nguyên tử, sau đó tái tạo một phiên bản khác tại điểm đến. Điều này gây một trở ngại đạo đức to lớn.

Ngoài ra, cơ thể con người cấu tạo bởi 10^27 nguyên tử, và khoảng 10^45 bits thông tin - tương đương hàng nghìn tỷ tỷ terabyte dung lượng ổ cứng máy tính. Điều này đồng nghĩa với việc các thông tin lượng tử ở người đã vượt quá dung lượng lưu trữ ở bất kỳ thiết bị nào.

Hiện nay, “dịch chuyển tức thời” đã thực sự có một bước tiến khi các nhà khoa học đã thành công trong việc “dịch chuyển tức thời” trong khoảng cách 16km.

Nhưng thứ họ vận chuyển không phải là một vật thể hay một con người mà là thông tin lượng tử giữa 2 photon (hạt cơ bản trong vật lý). Và với các thách thức rất lớn vừa nêu trên, những ý tưởng về các thiết bị “teleport” - như việc tạo ra một hố giun (một lối đi giả tưởng, nối hai khoảng không - thời gian khác nhau) vẫn còn rất xa vời.

4. Vũ khí hủy diệt hành tinh
Rất nhiều bộ phim về khoa học viễn tưởng nói về sự tồn tại của “vũ khí hủy diệt hành tinh” và xa hơn là hủy diệt một ngôi sao - giống như Mặt trời của chúng ta.

Mike Zarnstorff - phó giám đốc Phòng thí nghiệm vật lý Plasma Princeton, đồng thời cũng là nhà vật lý đang nghiên cứu về công nghệ plasma cho biết, về mặt lý thuyết, điều này hoàn toàn khả thi.

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Vu-khi-huy-diet
Nếu có thể phóng một trường năng lượng đủ mạnh để tạo nên một lỗ đen về phía Mặt trời, hố đen đó sẽ gia tăng kích thước theo cấp số nhân, và Mặt trời sẽ bị “nuốt” sạch. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với mọi hành tinh khác trong vũ trụ. Nhưng có lẽ, không một ai mong muốn vũ khí đáng sợ như vậy xuất hiện.

5. Vật thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng
Thuyết tương đối của Einstein đã khẳng định, không một thứ gì có thể đạt tốc độ lớn hơn vận tốc ánh sáng (300.000km/s). Mọi vật thể đều không thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng được đo trong không gian bao quanh nó, nếu không đặt giới hạn về vận tốc của sự giãn nở hay co lại của chính không gian đó.

Nhưng đây chính là kẽ hở để các nhà vật lý học ấp ủ việc “nhanh hơn ánh sáng”. Đó là hệ thống Warp drive, có thể tạo ra một “bong bóng” (warp bubble) bằng “năng lượng âm” bao quanh tàu vũ trụ.

Bong bóng này sẽ thu hẹp không - thời gian phía trước tàu và mở rộng không - thời gian phía đuôi tàu, khiến tàu vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng đo được tại khoảng không gian xung quanh lớp bong bóng.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Vat-the-di-chuyen
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Vat-the-di-chuyen
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Vat-the-di-chuyen
Theo giáo sư vật lý ĐH Baylor - Gerald Cleaver, vật thể bên trong bong bóng sẽ đứng yên nhưng thực chất lại dịch chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng xung quanh bong bóng.

Nhưng tất nhiên “warp drive” vẫn chỉ là “viễn tưởng”, vì nó tồn tại nhiều hạn chế. Năng lượng âm (dạng vật chất bí ẩn chỉ đẩy nhau chứ không hút) - điều kiện tiên quyết để tạo ra warp drive - rất khó để tạo ra, gần như là không thể.

Và cho dù tạo ra được một trường năng lượng âm đủ mạnh, họ cần định vị một phần lớp “bong bóng” phía trước mũi tàu, nhưng đồng nghĩa với việc họ cần đạt đến vận tốc ánh sáng - điều mà theo Einstein là không thể. Ngoài ra, theo tính toán, gần như chắc chắn trường năng lượng âm đó sẽ mất ổn định ngay sau khi đạt tới vận tốc ánh sáng, do sự xuất hiện của bức xạ cơ lượng tử.

6. Học bằng… Ma trận
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Matrix
Những ai đã xem qua bộ phim “Ma trận” hẳn đều cảm thấy ấn tượng và… ham muốn trỗi dậy khi Keanu Reeves học Kungfu, hoặc học lái máy bay chớp nhoáng sau vài giây tải dữ liệu.

Một số nhà khoa học gần đây đã thực hiện nghiên cứu cho thấy, việc học các kỹ năng có thể được tăng cường nhờ công nghệ. Theo đó, dựa vào những thông tin phản hồi thần kinh, các nhà khoa học sử dụng chức năng chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI), kích hoạt các mô hình hoạt động của não tại vỏ não thị giác, sao cho phù hợp với trạng thái tinh thần của từng người, qua đó cải thiện được hiệu suất công việc.

Tuy nhiên, để hướng tới tương lai khi chỉ cần kết nối và nhấn nút là trở thành chuyên gia, có lẽ cần đến… vài trăm năm nữa.
nguồn:khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeThu 3 Oct - 7:53

Lại xuất hiện dấu tích của "dấu chân huyền thoại"?
Một dấu chân to khác thường vừa được phát hiện ngay tại một khu vườn ở bang Ohio (Mỹ), làm dấy lên những đồn đoán về dấu chân huyền thoại (Bigfoot) bấy lâu nay.
Cô Wendy, một cư dân ở Quận Ashtabula, thuộc bang Ohio, đã phát hiện ra dấu chân rộng 17,8cm trên mảnh đất nhà mình hôm 11/8 vừa qua.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Dau-chan-bi-an
Bề ngang của dấu chân bí ẩn là 17,8cm

Trao đổi với báo điện tử ABC news, cô cho biết: “Tôi đã chụp lại bức ảnh để cho bố dượng xem. Ông là một thợ săn và ông nói rằng đó không phải là dấu chân người. Tôi không khẳng định dấu chân này là bất cứ thứ gì vì tôi cũng không rõ nó là cái gì cả”.

Wendy không đo lại chiều dài dấu chân nhưng cô khẳng định rằng đã cho chồng mình xem, cả hai đều đồng tình dấu chân này lớn hơn bất cứ dấu chân nào mà họ từng thấy.

Thậm chí, Wendy còn đưa bức ảnh cho một số thợ săn gấu nhận định. Họ nói đây không phải dấu chân gấu, những dấu vết đều là dấu ngón chân chứ không phải móng vuốt.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Dau-chan-bi-an1
Wendy so sánh chân cô với dấu chân lạ

Thực chất, bí ẩn xoay quanh dấu chân này trở nên kì lạ hơn sau khi xuất hiện cuộc chạm trán bất ngờ những năm gần đây. Cô nhớ lại: “Chuyện bắt đầu khoảng 5 năm trước, vào một buổi tối chồng tôi dắt chó ra ngoài thì nghe thấy tiếng gầm rất to không giống với tiếng của động vật bình thường. Nó làm anh ấy sởn gai ốc. Dù nó là gì đi nữa thì tiếng động cũng rất lớn”.

Sau đó khoảng 3 năm, Wendy lại gặp phải cảnh tương tự khi cô dắt chó đi dạo trong sân sau nhà. Cô tường thuật lại: “Bất ngờ con chó dừng lại, khi đó tôi nghe thấy âm thanh lạ như một tiếng gầm lớn phát ra ngay phía sau nhà chỉ cách đấy vài mét! Nó chẳng giống cái gì như bạn từng nghe thấy cả!”.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Dau-chan-bi-an3
Hình ảnh “Quái vật huyền thoại” được chụp tại San Jose, California năm 1981

Một lần khác vào hồi năm trước, Wendy đã chứng kiến một sự cố lạ lùng trên rãnh đường sắt gần nhà. Cô kể lại với trang tin điện tử WXYZ.com: “Vừa bước xuống đường vào lúc hoàng hôn, chúng tôi lái xe băng qua rãnh đường sắt. Tôi bất chợt thấy một nhân vật đen to khổng lồ vọt qua”.

Cô cho biết thêm rằng nhân vật bí ẩn vô cùng to lớn và di chuyển rất nhanh về phía rừng cây. Cả hai vợ chồng Wendy thỉnh thoảng vẫn nghe thấy những tiếng gầm lạ vào lúc chập tối mùa hè và mùa thu.

Những cảnh tượng đó không còn quá lạ ở bang Ohio bởi theo Tổ chức nghiên cứu lĩnh vực Dấu chân khổng lồ, Ohio đã ghi nhận hơn 200 cảnh tượng như vậy kể từ những năm 1970.
nguồn:khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeThu 3 Oct - 11:08

Dữ liệu hóa thạch tiết lộ nguồn gốc của lông chim
(Khoahoc.com.vn) - Loài chim đã hình thành cánh bằng cách nào? Dữ liệu hóa thạch cho thấy tỉ lệ các chi đã thay đổi trong những con chim có nguồn gốc từ khủng long.

Chim có nguồn gốc từ một nhóm khủng long theropod có kích thước nhỏ và là loài khủng long ăn thịt được gọi là maniraptoran có niên đại khoảng 150 triệu năm trước. Những phát hiện mới đây từ trên khắp thế giới cho thấy rằng, rất nhiều maniraptoran đã rất giống với chim, với bộ lông vũ, những chiếc xương rỗng, kích thước cơ thể nhỏ và tỉ lệ trao đổi chất cao.

Giáo sư Hans Larsson thuộc trường Đại học McGill và một sinh viên hướng dẫn tốt nghiệp, Alexander Dececchi, đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi nhờ kiểm tra dữ liệu về hóa thạch, đã mở rộng thực sự trong những năm gần đây, từ thời xuất hiện những con chim đầu tiên.

Trong một nghiên cứu đã xuất bản tháng 9 trên tạp chí Tiến hóa (Evolution), Larsson và Dececchi nhận thấy trong phần lớn lịch sử của khủng long ăn thịt, chiều dài chân đã cho thấy một mối liên hệ tỉ lệ ổn định với kích thước cơ thể.

Mặc dù Tyrannosaurus rex (khủng long bạo chúa) nặng gấp 5000 lần so với những con theropod có lông và nhỏ nhất ở Trung Quốc. Tỉ lệ về chân đã thay đổi, tuy nhiên, ở những con chim cổ, là cả các chi trước và chi sau đã trải qua một sự tách ra đáng kinh ngạc từ kích thước cơ thể. Sự thay đổi này có thể là cấp thiết trong việc cho phép những con chim cổ đầu tiên có thể bay được và sau đó khám phá bầu trời của rừng rậm, các tác giả kết luận.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Hoa-thach-long-chim
Khi những chiếc chân trước đã dài ra, chúng trở nên đủ dài để dùng như một cái cánh, cho phép một sự tiến hóa của bay chủ động (bay sử dụng năng lượng của cơ thể). Khi đã tách ra với sự co ngắn của những chi sau, điều này đã giúp con chim cổ có thể bay lượn tốt hơn và hiệu quả hơn. Những cái chân ngắn hơn đã giúp trong giảm lực cản trong khi bay – nguyên nhân mà những chú chim hiện đại co chân lên khi chúng bay - và cũng để đậu và di chuyển trên các cành nhỏ trên cây. Sự kết hợp của những đôi cánh tốt hơn như vậy với những cái chân đặc hơn có thể giúp lũ chim sống sót trong thời kỳ mà những nhóm bò sát bay, thằn lằn bay, đã thống trị bầu trời và cạnh tranh về thức ăn.

“Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy loài chim đã trải qua một thay đổi đột ngột trong các cơ chế phát triển của chúng, chẳng hạn như các chi trước và chi sau trở thành vấn đề đối với kiểm soát độ dài khác biệt", Larsson nói. Những sự thay đổi từ những nguyên tắc về tỉ lệ các chi của động vật với sự thay đổi trong kích cỡ cơ thể - một ví dụ khác là mối liên quan giữa các chi dài và tay ngắn ở con người – thường là dấu hiệu của một sự thay đổi lớn về chức năng hoặc hành vi. “Sự tách biệt này có thể là cơ sở dẫn tới sự thành công của loài chim, lớp động vật có xương sống đa dạng nhất trên Trái đất ngày nay".

“Nguồn gốc của những con chim và bay có sử dụng năng lượng là một sự chuyển đổi tiến hóa lớn về lớp”, Dececchi nói, giờ ông là một nghiên cứu postdoctoral tại trường đại học Nam Dakota. “Những gì mà chúng tôi phát hiện cho thấy độ dài chân chim đã phải phân tách từ kích thước cơ thể thông thường trước khi chúng có thể xòe ra thành công như vậy. Có thể là sự thật này là cái cho phép chúng trở thành hơn là nòi giống của những maniraptoran và dẫn dắt chúng mở rộng phạm vi về hình dạng và kích thước của chi mà chúng ta thấy ở những con chim ngày nay".

“Nghiên cứu này, cùng với những nghiên cứu trước đó của chúng tôi rằng những tổ tiên của loài chim đã không đứng thẳng lên, để làm rõ các tiền đề về sinh thái học chim”, tiến sĩ Dececchi nói. “Biết được nguồn gốc của chim, và cách thức mà chúng có mặt ngày hôm nay, là một vấn đề mấu chốt để hiểu cách mà thế giới hiện đại biến đổi để trông như ngày nay".

Nghiên cứu được hỗ trợ tài chính từ nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học của chính phủ Canada.
nguồn:khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeThu 3 Oct - 11:37

Tàn tích con người 10.000 năm trước tại Amazon
Những tàn tích của con người có niên đại 10.000 năm tuổi đã được tìm thấy ở Bolivia và trở thành địa điểm khảo cổ lâu đời nhất ở khu vực Amazon.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Forest-amazon
Ảnh: latino.foxnews.com

Các nhà khảo cổ học Thụy Sĩ đã phát hiện ra dấu vết di tích sau khi phân tích các đảo được tìm thấy trong rừng Amazon. Chỉ cần xem các mô đất, các nhà khoa học có thể chỉ ra lịch sử của khu vực và hoạt động của người cổ đại.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đến từ Đại học Bern đã tìm thấy 3 đống vỏ sò còn sót lại của người dân trong thời kỳ trước Holocen, khoảng 10.400 năm trước đây. Mẫu đất từ 3 gò đất này đã tiết lộ quá trình hình thành của vỏ ốc, xương động vật và than. Phân tích carbon phóng xạ của các di vật cho thấy con người đã từng định cư tại các khu vực Bolivia Amazon trong thời kỳ trước Holocen, vỏ sò và các đồ tạo tác khác đã tạo thành gò trong khoảng thời gian 6.000 năm sau khi con người sử dụng.

Phát hiện này là một điều ngạc nhiên đối với các chuyên gia vì trước đây người ta nghĩ rằng các khu vực này hiếm khi được các cộng đồng dân cư lưu trú do điều kiện môi trường không tốt.

Trang Daily Mail dẫn lời Giáo sư Umberto Lombardo của Đại học Bern: "Chúng tôi đã phát hiện ra địa điểm khảo cổ lâu đời nhất ở miền tây và miền nam Amazon. Những địa điểm này cho phép chúng ta tái tạo sự tương tác giữa con người và môi trường 10.000 năm trước đây ở vùng Bolivia của khu vực Amazon".
nguồn:khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeThu 3 Oct - 16:06

Chim khổng lồ ăn cỏ
Hình thù dữ tợn của loài chim khổng lồ khiến chúng giống những kẻ săn mồi nguy hiểm, nhưng thực chất đây có thể chỉ là loài động vật ăn cỏ.

Theo Discovery, loài chim thời tiền sử đáng sợ này có tên gọi là Gastornis. Nó có một chiếc mỏ nhọn, to, sắc cùng với chiều cao lên tới trên 2m. Loài chim này sống cách đây 40 đến 55 triệu năm ở châu Âu.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Gastornis
Hóa thạch loài chim khổng lồ. (Ảnh: Wikipedia)

"Loài chim này sống ở thời kỳ sau khi khủng long tuyệt chủng và thời điểm loài động vật có vú vẫn ở giai đoạn đầu phát triển, còn tương đối nhỏ. Bởi vậy, những con chim khổng lồ này được cho là kẻ săn mồi nguy hiểm nhất vào thời đó", Thomas Tutken, một nhà nghiên cứu từ trường Đại học Bonn, Đức, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay.

Bằng chứng bảo vệ luận điểm của Tutken là dấu chân của loài chim cùng họ với Gastornis được tìm thấy tại Mỹ. Những dấu chân không có móng vuốt sắc nhọn để con vật giữ và giết con mồi. Bên cạnh đó, kích thước khổng lồ và chiếc mỏ to cũng là trở ngại lớn để loài chim này săn mồi thành công.

Để kiểm chứng nhận định, Tutken và đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp địa hóa. Họ phân tích xương hóa thạch loài chim khổng lồ còn được lưu giữ tại Đại học Martin-Luther ở Halle, và tập trung vào thành phần đồng vị của canxi trong xương.

Kết quả phân tích cho thấy thành phần đồng vị của canxi trong xương loài chim dữ tợn tương tự như đồng vị trong xương khủng long và các loài động vật có vú ăn cỏ khác, và không có trong các mẫu hóa thạch của loài ăn thịt.
nguồn:khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeThu 3 Oct - 16:20

Trọng lực, lực hấp dẫn và những điều chúng ta vẫn lầm tưởng
Chúng ta vẫn biết rằng, gravity là lực hấp dẫn, nó giúp cho mọi thứ gắn chặt với mặt đất. Tuy nhiên, đó chỉ là một lý thuyết. Còn các cách giải thích khác thì sao?

Gravity thông thường được hiểu là lực hấp dẫn. Tuy nhiên, theo lý thuyết của Einstein, gravity không phải là lực, mà chỉ là một thứ gì đó kéo các vật lại với nhau. Do đó trong bài dịch này sẽ giữ nguyên từ gravity mà không dịch ra cụ thể.

Mỗi khi bạn nhảy lên, gravity lại kéo bạn xuống mặt đất. Nếu không có gravity, khi bạn nhảy lên, bạn sẽ bay vòng vèo trong không khí cùng với tất cả mọi thứ trên Trái đất này.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Trong-luc
Bạn có thể thấy gravity ở mọi nơi, khi bạn làm rơi một cuốn sách, khi bạn bước lên cầu thang, hay khi bạn ném một quả bóng ra xa. Nó hiện diện mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống. Đã có rất nhiều lý thuyết được đưa ra, để giải thích xem tại sao quyển sách lại rơi xuống đất, nhưng tất cả vẫn chỉ là lý thuyết. Bí ẩn về gravity vẫn còn nguyên vẹn đó.

Vậy chúng ta đã biết gì về gravity rồi? Chúng ta biết rằng, gravity khiến cho mọi vật trong vũ trụ tiến lại gần nhau. Chúng ta biết rằng gravity góp phần hình thành nên vũ trụ, nó giữ cho Mặt trăng luôn quay quanh Trái đất, và nó còn được ứng dụng trong một số công cụ như động cơ gravity hoặc đèn gravity.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Trong-luc2
Về mặt khoa học, như chúng ta đã biết, Isaac Newton đã định nghĩa gravity là một lực – nó hút tất cả các vật về phía nhau. Và chúng ta cũng biết rằng, theo Albert Einstein, gravity là kết quả của sự biến dạng giữa không gian và thời gian. Hai lý thuyết này được nhiều người biết đến nhất, và thường được dùng để giải thích cho gravity.

Chúng ta hãy cùng nhau mổ xẻ xem lý thuyết của Newton và Einstein là như thế nào, và hãy cùng có một cái nhìn cụ thể hơn về gravity.

Mặc dù trước đây, có rất nhiều người đã lờ mờ nhận ra sự có mặt của gravity, nhưng Newton là người đầu tiên đưa ra cách giải thích cụ thể nhất. Chúng ta hãy cùng bắt đầu với nó.

Newton’s Gravity
Nhà vật lý học, nhà toán học người Anh Isaac Newton ngồi dưới gốc cây táo để đọc sách – sử sách đã kể lại như vậy đấy. Rồi đột nhiên, một quả táo rơi trúng đầu ông. Và ông nghĩ, tại sao quả táo lại rơi xuống đất nhỉ.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Trong-luc4
Newton công bố lý thuyết về lực vạn vật hấp dẫn – Theory of Universal Gravitation vào những năm 1680. Về cơ bản, nó gồm có 4 ý, chỉ ra rằng gravity là một lực có thể tính toán được, nó tác động lên mọi vật trong vũ trụ, và được tính bằng công thức liên quan tới khoảng cách và khối lượng. Theo lý thuyết này, thì mọi loại hạt trong vũ trụ đều có lực hút kéo các hạt khác về phía mình (để dễ hình dung, bạn tưởng tượng, một hạt là Trái đất, còn một hạt là bạn chẳng hạn) với một lực tỉ lệ thuận với khối lượng các hạt và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Vậy nên, hai hạt càng xa nhau, hoặc trọng lượng của chúng càng nhỏ, thì lực hút giữa chúng cũng nhỏ đi theo.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Trong-luc5
Công thức chuẩn của lực hấp dẫn giữa hai vật như sau:

Gravitational force = (G * m1 * m2) / (d^2)

Trong đó G là hằng số hấp dẫn, m1 và m2 là khối lượng giữa hai vật, còn d là khoảng cách giữa chúng. G là một hằng số vật lý, theo Tổ chức về dữ liệu khoa học công nghệ (CODATA), trong hệ thống đo lường quốc tế SI, G có giá trị bằng 6,67 x 10^-11 N.m^2/kg^2.

Áp dụng định luật với Trái đất. Với khối lượng khoảng 6 x 10^24kg, Trái đất có một lực hấp dẫn cực mạnh. Đó là lý do khiến cho bạn vẫn còn dính chặt trên mặt đất, thay vì trôi lềnh phềnh trong vũ trụ.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Trong-luc6
Lực hấp dẫn còn tác động đến các vật thông qua trọng lượng (weight) của vật đó. Khi bạn bước lên cân, số đo của cân chỉ ra rằng gravity đã tác động đến cơ thể bạn như thế nào. Công thức tính trọng lượng như sau:

Trọng lượng = Khối lượng x g

Với g là gia tốc trọng trường. Gia tốc là một hằng số phụ thuộc vào gravity của Trái đất, khoảng 9,8m/s^2, nó không phụ thuộc vào khối lượng (mass) của vật. Đó là lý do tại sao, bạn thấy, một quyển sách, chiếc bút hay chiếc lông rơi từ cùng một độ cao, chúng chạm đất tại cùng một thời điểm.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Trong-luc7
Trong hàng trăm năm, lý thuyết của Newton có chỗ đứng vững chãi trong cộng đồng khoa học. Nhưng điều này đã thay đổi trong những năm của thế kỉ 20.

Einstein’s Gravity
Albert Einstein, nhận giải Nobel về Vật lý năm 1921, đã đưa ra một lý thuyết khác về gravity. Đây là một phần của Thuyết Tương Đối, và nó cho thấy một cách giải thích hoàn toàn khác so với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Einstein không cho rằng gravity là một lực, ông cho rằng đây là một sự bóp méo về không gian và thời gian, nói cách khác, chính là chiều không gian thứ 4.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Trong-luc8
Với vật lý cổ điển, một vật sẽ luôn đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu không có lực nào tác động vào nó. Nếu như vậy, khi không có ngoại lực tác động, hai vật đang chuyển động song song với vận tốc bằng nhau, sẽ giữ nguyên chuyển động của mình suốt quãng đường, và chúng sẽ không bao giờ gặp được nhau.

Nhưng thực tế thì, chúng sẽ chạm vào nhau. Các hạt xuất phát và chuyển động trên các đường thẳng song song rồi cũng sẽ gặp nhau. Lý thuyết của Newton nói rằng, điều này sẽ xảy ra do gravity, một lực hút giữa các vật với nhau. Einstein cũng nói rằng nó xảy ra do gravity, tuy nhiên, gravity lại không phải là một lực. Nó là một đường cong không gian – thời gian.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Trong-luc9
Theo Einstein, những vật này vẫn đi theo đường thẳng, tuy nhiên, do sự biến dạng của không gian – thời gian, mà các đường thẳng thực tế lại đi theo một hình cầu. Và như vậy, các vật đang di chuyển trên một mặt phẳng, thực tế lại đang đi “thẳng” trên hình cầu, và chúng sẽ gặp nhau tại một điểm nào đó.

Ngoài ra, những lý thuyết gần đây về gravity lại diễn giải nó theo hiện tượng sóng và hạt. Một mặt, tồn tại các hạt có tên gọi gravitons khiến cho các vật bị hút bởi những vật khác, gravitons không bao giờ có thể quan sát được. Và bên cạnh đó, là gravitational waves, đôi lúc được gọi là gravitational radiation, cho là được sinh ra khi một vật tăng tốc độ do tác động của ngoại lực...

Dù có gravitons hay không có gravitons, chúng ta vẫn biết chắc rằng, một vật bay lên sẽ phải rơi xuống. Mong rằng một ngày nào đó, sẽ có một lý thuyết hợp lý để giải thích tất cả. Còn hiện tại, chỉ cần biết rằng, Trái đất sẽ không bị nuốt chửng bởi Mặt trời đâu, vì có gravity giữ Trái đất yên ổn trên quỹ đạo của nó.
nguồn:khoahoc.com.vn
(dạo này mình thấy có nhiều bài khoa học hay lắm các bạn ủng hộ nhá)
Về Đầu Trang Go down
Kiva DS02
Private
Private
Kiva DS02


Nam Libra Cat
Tổng số bài gửi : 1023
Reputation : 18
Birthday : 25/09/1999
Join date : 28/07/2012
Age : 24
Đến từ : Hạ Long

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeFri 4 Oct - 17:04

Bí kíp "ngược đời" giúp bạn thuyết phục đối phương trong tích tắc
Nghiên cứu mới này vừa được các nhà khoa học Đức công bố tuần qua.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đức đã chỉ ra bí kíp để bạn có thể "bách chiến bách thắng" khi thuyết phục đối phương - đó là tránh nhìn thẳng vào mắt của họ.
Nhiều người thường cho rằng, nhìn thẳng vào mắt người đối diện sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục họ hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, giao tiếp bằng mắt là cần thiết, giúp gia tăng, kết nối sự thân thiện giữa mọi người nhưng nó sẽ làm giảm khả năng thuyết phục của bạn với đối phương.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Thuyet-phuc-doi-phuong
Nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện đôi khi gây ra hiệu ứng ngược
Đứng đầu nghiên cứu, tiến sĩ Frances Chen chia sẻ: "Những phát hiện mới đây của chúng tôi chỉ ra, nhìn thẳng vào mắt của người nghe ít có khả năng làm thay đổi tâm trí, suy nghĩ của họ. Ngược lại, đôi khi nó còn gây ra hiệu ứng tiêu cực".
Tiến sĩ Chen với các đồng nghiệp tại ĐH Freiburg (Đức) đã tiến hành cuộc thử nghiệm khi sử dụng công nghệ để ghi lại và theo dõi ánh mắt của những người tham gia tình nguyện nhìn thẳng vào người đối diện khi tranh cãi vấn đề.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Thuyet-phuc-doi-phuong1
Họ phát hiện ra, những người nhìn vào mắt của đối phương khi nói chuyện đưa ra ít lập luận mang tính thuyết phục. Thời điểm duy nhất mà sự giao tiếp bằng mắt đạt hiệu quả là khi cả hai người có sự đồng thuận, cùng nhất trí với luận điểm, chủ đề được đưa ra.
Nhà nghiên cứu Julia Minson của trường Harvard Kennedy (Mỹ) nói rằng: "Cho dù bạn là một chính trị gia hay là người bình thường, sự giao tiếp bằng mắt đôi khi sẽ phản tác dụng nếu bạn đang cố gắng thuyết phục ai đó nghe theo mình. Nó chỉ có tác dụng khi bạn và đối phương cùng chung chí hướng mà thôi".
Nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Psychological Science.
khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeFri 4 Oct - 17:48

Phương pháp mới ngăn ngừa trầm cảm và suy giảm trí thông minh
Phương pháp "đơn giản đến bất ngờ này" được các nhà khoa học thuộc ĐH St Andrews (Anh) công bố.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc ĐH St Andrews (Anh) đã chỉ ra, chơi một nhạc cụ âm nhạc có thể giúp chúng ta chống lại sự suy giảm tinh thần thông qua tuổi tác và bệnh tật.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Choi-nhac-cu
Chơi một nhạc cụ, chẳng hạn như piano có thể giúp bảo vệ bộ não, chống lại sự suy giảm tinh thần thông qua tuổi tác hay bệnh tật

Các nhà nghiên cứu cho rằng, những nhạc sĩ, người nghệ sĩ luôn nhanh nhạy, có cái nhìn sắc nét hơn về mọi khía cạnh, họ cũng có thể nhận ra lỗi lầm và sửa chữa nhanh hơn so với người không có chất nghệ sĩ trong mình.

Những chuyên gia thuộc ĐH St Andrews đã đo phản ứng hành vi và não bộ của những nhạc sĩ nghiệp dư và người bình thường. Kết quả cho thấy, chơi một loại nhạc cụ, thậm chí ở mức độ vừa phải, biết chơi - sẽ giúp cải thiện khả năng phát hiện sai sót và điều chỉnh bản thân hiệu quả hơn.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Choi-nhac-cu1
Dẫn đầu nghiên cứu - nhà tâm lý học Ines Jentzsch đã nói rằng: "Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, hoạt động âm nhạc ở mức độ bình thường cũng mang lại nhiều lợi ích cho não".

Ines cũng nói thêm: "Những phát hiện này của chúng tôi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hoạt động âm nhạc như một cách để làm chậm, thậm chí đảo ngược tuổi tác, mang đến những lợi ích tích cực cho người mắc chứng bệnh trầm cảm, tâm thần".

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Neuropsychologia.
nguồn:khoahoc.com.vn
(mình đang học đàn ghi-ta và pi-a-nô trên máy tính bảng khi nào có điều kiện sẽ gửi lên diễn đàn một vài bài)
Về Đầu Trang Go down
Kiva DS02
Private
Private
Kiva DS02


Nam Libra Cat
Tổng số bài gửi : 1023
Reputation : 18
Birthday : 25/09/1999
Join date : 28/07/2012
Age : 24
Đến từ : Hạ Long

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeSat 5 Oct - 16:52

Có những loài vật nuôi tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm đối với con người.
Thế giới động vật là một thế giới với những vô vàn sắc màu khác nhau. Có rất nhiều loài động vật chúng ta chưa từng biết tới và cũng có rất nhiều loài dù đã được biết tới nhưng còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn. Bản thân loài người cũng chỉ là một trong vô vàn các loài động vật tuy nhiên chúng ta phát triển ở mức cao hơn và có khả năng nghiên cứu về các loài động vật khác. Có không ít các loài đã được con người thuần dưỡng và trở thành vật nuôi. Tuy nhiên liệu chúng ta đã biết hết về chúng, về những tiềm tàng nguy hiểm, về những giống loài vật nuôi hiếm hoặc việc tổ tiên chúng đã tuyệt chủng thế nào.
Bài viết này xin được nói về một số điều thú vị về một số các loài vật nuôi. Tuy chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn những thú vị nhưng hi vọng bạn đọc cũng có sẽ thêm được hiểu biết cho riêng mình.
1. Loài ếch nuôi nguy hiểm
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ech-nuoi-nguy-hiem
Từ trước đến giờ, loài ếch vẫn được chúng ta coi là một trong những loài vô hại nhất trên thế giới. Chúng ta vẫn thường sử dụng chúng làm thức ăn, vật nuôi và đôi khi là một hình mẫu đáng yêu cho một bộ phim hoạt hình nào đó. Tuy nhiên điều này lại không hề đúng với một số loài ếch cư trú tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới. Trong số những loài có độc này có cả loài ếch Pacman – một trong những loài ếch có ngoại hình đáng yêu, một loại thú nuôi khá “hot”. Loài này ẩn giấu trong mình một sự nguy hiểm tiềm tàng mà ta nên đặc biệt chú ý nếu có lỡ yêu thích quá mà đưa về nuôi.
Tên chính xác của loại ếch này là Ceratophrys ornata, và nó cũng được gọi là ếch sừng Argentina. Nó là loài phàm ăn, nó sẽ cố gắng nuốt bất cứ thứ gì chuyển động gần miệng rộng của nó, chẳng hạn như côn trùng, động vật gặm nhấm, thằn lằn và ếch. Đặc điểm nổi bật nhất loài ếch này là miệng của nó, chiếm khoảng một nửa kích thước tổng thể của nó. Màu sắc thường gặp là màu xanh lá cây tươi sáng với những mảng màu đỏ hoặc xanh đậm. Những con ếch này được biết đến với sự can đảm, nó có thể gây ra những vết thương vô cùng đáng sợ bằng bộ răng sắc bén. Thậm chí ở Nam Mỹ người ta còn truyền miệng rằng loài này có thể giết được cả ngựa chăn thả trên đồng.
2. Ngựa hoang gần như đã tuyệt chủng
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ngua-hoang
Loài ngựa có thể được coi là rất quen thuộc với chúng ta. Tuyệt chủng ư??? Điều này nghe có vẻ thật phi lý nhưng chính xác là giờ chúng ta chỉ còn phần lớn là ngựa thuần dưỡng để nuôi. Loài ngựa có nhiều các phân loài và một số loài ngựa như ngựa Tarpan đã đi dần đến bước tuyệt chủng. Chú ngựa Tarpan cuối cùng trên thế giới đã qua đời trong một cuộc đua ở Ukraina năm 1876. Nhiều giống ngựa hoang dã khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhìn chung, hầu hết ngựa trên thế giới bây giờ đều là ngựa đã thuần chủng và sống trong điều kiện nuôi nhốt.
Qua hàng ngàn năm, những mất mát về giống loài này còn diễn ra ở nhiều loài khác. Những tác động của môi trường cũng chiếm ảnh hưởng nhưng lý do chính vẫn là do cách con người đối xử với tự nhiên. Trong trường hợp của ngựa Tarpan, nguyên nhân chính khiến loài này tuyệt chủng chính là thói quen phá rừng lấy gỗ làm nhà ở và nông dân giết hại vì chúng hay phá hoại mùa màng.
3. Vẹt là kẻ truyền bệnh
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Loai-vet
Vẹt là một trong những loài chim được nuôi phổ biến nhất. Có rất nhiều các loài vẹt khác nhau. Và lý do để mọi người ưa thích vẹt đó chính là sự tương tác tốt với con người. Không như nhiều loài chim khác chỉ biết hót và khá thụ động, vẹt thậm chí còn có thể học nói và có những biểu hiện khá “khôn ngoan”.
Loài vẹt được ưa chuộng nuôi nhiều đó là loài “budgie” đến từ Úc – một loài vẹt nhỏ đuôi dài. Tuy nhiên loài vật đáng yêu này cũng đem đến hiểm họa như căn bệnh sốt vẹt, một số loại virus… Mầm bệnh trong cơ thể chúng có thể dễ dàng lây sang người chủ qua những tiếp xúc thông thường nhất.
4. Chó và mèo có thể làm bạn bị mù
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Cho-meo
Chó và mèo là hai vật nuôi phổ biến nhất trên thế giới. Chúng ta vẫn thường rất gần gũi với chúng qua việc cho ăn, chơi đùa và huấn luyện… Tuy nhiên đây cũng là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng và gây bệnh cho con người.
Có một loài kí sinh trùng có tên Toxicariosis được cho là khá nguy hại. Chúng trú ngụ ở chất thải của chó mèo. Nếu con người bị nhiễm ký sinh trùng này, chúng ta sẽ phải đối mặt với suy nhược tiêu hóa, sốt, khó thở và trong một vài trường hợp có thể gây mù lòa nếu không được điều trị đúng cách. Nguyên nhân là do loài này làm tổn thương nghiêm trọng võng mạc người. Theo báo cáo, có hàng ngàn trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng Toxicariosis từ chó mèo ở Mỹ. Lời khuyên cho những người nuôi chó mèo để tránh khỏi nguy cơ đó là hãy chăm chỉ rửa tay sau khi tiếp xúc với chúng.
5. Chim ruồi cũng là thú cưng
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Chim-ruoi
Có rất nhiều các loài chim thường được nuôi làm vật nuôi. Điển hình có thể kể đến: chim sẻ, chim hoàng yến, vẹt… Tuy nhiên có lẽ có nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết một số người còn ưa chuộng nuôi chim ruồi – một loài chim chuyên hút mật.
Và vấn đề là ai cũng biết rằng loài chim này rất khó nuôi làm cảnh. Đối với những người có sở thích “độc” này, họ phải có thiết bị và phương pháp riêng. Các lồng chim được trang bị mật thay bằng thức ăn bình thường hay viên bột protein, ngoài ra có thể trang trí thêm một loại hoa nào đó tạo cảm giác gần gũi. Một số loài chim ruồi có thể đập cánh được hơn 50 lần mỗi giây. Người nuôi chim ruồi cần hiểu cơ thể của chim ruồi rất nhỏ, nhịp đập cánh rất nhanh và nhiệt độ cơ thể rất cao. Điều này nói lên rằng chim ruồi cần rất nhiều năng lượng từ các nguồn thức ăn. Một khi những con chim ruồi này thiếu thức ăn thì chúng lập tức sẽ uể oải, nhịp đập cánh chậm chạp hơn để tiết kiệm một chút năng lượng còn lại trong cơ thể của chúng.
khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Kiva DS02
Private
Private
Kiva DS02


Nam Libra Cat
Tổng số bài gửi : 1023
Reputation : 18
Birthday : 25/09/1999
Join date : 28/07/2012
Age : 24
Đến từ : Hạ Long

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeTue 8 Oct - 13:36

Alexander Đại đế, Napoleon, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... là những vị tướng chỉ huy có tài năng quân sự kiệt xuất lẫy lừng thế giới.
Chiến tranh là một phần của lịch sử. Nhiều người coi đó là thảm họa gây ra chết chóc, nhưng chính chiến tranh cũng là cái nôi sản sinh ra các anh hùng - những vị tướng chỉ huy làm thay đổi cả thế giới.
Cùng tìm hiểu và khám phá cuộc đời của một số danh tướng lừng lẫy trong lịch sử, chia theo 4 thời kỳ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại.
1. Thời cổ đại: Alexander Đại đế
Hầu hết chúng ta đều biết rằng, trong 12 năm trị vì vương quốc của mình, Alexander Đại đế (356-323 TCN) đã lãnh đạo đế chế Macedonia (336 - 323 TCN), chinh phục gần như toàn bộ lãnh thổ thế giới vào thời điểm ấy.
Sự vĩ đại của Alexander thể hiện ngay từ sự ra đời của ông. Hoàng đế của Macedonia cất tiếng khóc chào đời vào ngày thứ Sáu trong tháng Sáu, đúng vào thời điểm đền thờ thần Artemis ở Ephesus bị cháy rụi. Nhiều truyền thuyết cho rằng, ông là con của một vị thần rắn còn các nhà tiên tri thời cổ đại tiên đoán, ông sẽ có một tương lai "bách chiến bách thắng".
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Alexander-dai-de
Ngay từ thời trẻ, Alexander đã nổi tiếng với dũng khí của một mãnh sư
Sự thật đã chứng minh tính đúng đắn của điều tiên tri ấy. Trong suốt thời gian cầm quyền, Alexander Đại đế thường xuyên dẫn quân đi chinh phạt và gần như bách chiến bách thắng, nổi bật nhất là chiến dịch chinh phục đế quốc Ba Tư - chiến dịch đầu tiên trong đời của vị hoàng đế 20 tuổi.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Alexander-dai-de1
Chân dung Alexander dẫn quân đi chinh phạt Ba Tư được thêu trên một tấm thảm
Trận đánh thể hiện nhiều nhất tài năng quân sự của Alexander Đại đế chính là trận Gaugamela diễn ra năm 331 TCN khi ông giao tranh với hoàng đế Darius III nhà Achaemenes - lúc đó đang cai trị Ba Tư.
Theo các nguồn tư liệu lịch sử cổ đại, người ta ước tính hơn 40.000 quân Macedonia đã đánh thắng hàng vạn quân Ba Tư. Trong trận chiến, Alexander đã quan sát rất tinh tường, nhận ra những sai lầm của quân Ba Tư để điều chỉnh chiến thuật tiến đánh. Cuối cùng, Alexander đã buộc chủ soái Darius III của địch phải tháo chạy, quân đội bị đánh tan tác, tán loạn.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Alexander-dai-de2
Bức điêu khắc trận đại thắng Gaugamela của Alexander
Sau trận chiến, quân của Alexander chỉ mất có vài trăm người, so với gần 4 vạn quân lính Ba Tư. Chỉ 3 năm sau trận Gaugamela, Alexander đã thống nhất Ba Tư.
2. Thời trung đại: Thành Cát Tư Hãn
Trong số các vị anh hùng người châu Á, Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) được coi là người có dã tâm xâm lược và tài năng lớn bậc nhất. Dưới triều đại của mình, từ chỗ thống nhất các bộ lạc người Mông Cổ, ông đã đưa đất nước mình mở rộng lãnh thổ từ châu Á sang tới tận châu Âu.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Thanh-cat-tu-han
Bức tượng chân dung Thành Cát Tư Hãn uy nghi, bệ vệ
Tài năng quân sự của ông là điều được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Thành Cát Tư Hãn tổ chức quân đội mình thành các nhóm theo cơ số 10 (thập hộ, bách hộ, thiên hộ, vạn hộ) và chủ yếu là các kỵ binh nhẹ rất giỏi bắn cung. Cách tổ chức này cho phép quân đoàn của ông tấn công ồ ạt, dễ bao vây và dẫn kẻ địch vào vùng mai phục.
Mặt khác, Thành Cát Tư Hãn còn là một bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh tâm lý. Trước khi tấn công các thành trì địch, ông thường cho loan báo những lời đe dọa gây hoang mang, nếu địch không chấp nhận ông sẽ cho tấn công tiêu diệt toàn bộ thành. Tuy nhiên, sau đó ông thường cố tình thả vài người sống sót để lan truyền sự sợ hãi tới với những thành trì tiếp theo.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Thanh-cat-tu-han1
Kỵ binh nhẹ của Thành Cát Tư Hãn vượt trội hẳn so với kỵ binh châu Âu nặng nề, chậm chạp
Triết lý quân sự mà cả đời Thành Cát Tư Hãn tuân theo đó là làm sao chiến thắng kẻ thù nhanh nhất, ít thiệt hại nhất nhờ tâm lý chiến và sức mạnh, sự linh hoạt của các kỵ binh.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Thanh-cat-tu-han2
Đặc biệt, trong các trận chiến, ngay cả khi đối thủ bỏ chạy, Thành Cát Tư Hãn cũng sẽ không buông tha. Ông ra lệnh cho đội quân của mình đuổi theo, giết cho tới khi nào chắc chắn kẻ địch đã chết.
3. Thời cận đại: Napoleon
Sẽ không sai khi nhiều người coi thời cận đại là thời kỳ của hoàng đế Pháp - Napoleon (1769-1821). Cả thế giới khiếp sợ, kính phục ông bởi tài năng quân sự và khả năng lãnh đạo thiên tài.
Người ta gọi Napoleon là thần chiến tranh, bởi ông đã tạo ra những chiến thắng chớp nhoáng cùng cách dụng binh khó lường. Và lý tưởng nhất có lẽ là những việc làm phi thường mà không vị tướng nào dám thực hiện.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Napoleon
Một trong những chiến thắng thể hiện rõ tài năng ấy của Napoleon là trận chiến Ba Hoàng đế - Austerlitz vào năm 1805. Sở dĩ có cái tên này là bởi quy mô của trận đánh rất lớn, với sự tham gia của ba vị hoàng đế của các cường quốc châu Âu: Napoleon của Pháp, Franz II của Áo và Sa hoàng Nga Alexander I.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Napoleon1
Napoleon và các thống chế của mình đang bàn luận chiến thuật đánh địch
Cùng với các thống chế tài năng như Lannes, Ney, Davout, Murat… Napoleon đã chỉ huy thành công 73.000 quân Pháp, chiến thắng hơn 80.000 quân liên minh Áo - Nga năm 1805.
Nhiều tài liệu ghi lại rằng, Napoleon đã đích thân xung trận để nhận định tình hình, phán đoán ý đồ của địch và lặng lẽ ra lệnh điều pháo binh, tăng hỏa lực mạnh nhằm chiếm các điểm, hỗ trợ tốt cho trận chiến. Ông đồng thời còn lợi dụng rất tốt địa hình, cho đại bác nã vào hồ băng và làm hàng nghìn quân địch chết đuối trong sự lạnh giá.
4. Thời hiện đại: Võ Nguyên Giáp
Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) được mệnh danh là bậc thầy số 1 về chiến tranh du kích. Báo chí, truyền thông nước ngoài gọi ông là "Napoleon của Việt Nam".
Không qua một trường lớp quân sự chính quy nào nhưng Võ Nguyên Giáp đã trở thành "vị tướng 5 sao" đầu tiên của Việt Nam khi mới chỉ 37 tuổi.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Vo-nguyen-giap
Chân dung cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh hùng của dân tộc Việt Nam
Điểm khác biệt của Tướng Giáp mà hiếm có vị tướng nào trên thế giới làm được, đó là sự nể phục và quý trọng của các bại tướng dưới tay ông. Tướng De Castries thất bại trước tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã phải thừa nhận: “Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”.
Trong buổi gặp gỡ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Robert McNamara năm 1997, tướng Chester Cooper của phía Mỹ đã bày tỏ thái độ ngưỡng mộ với cố Đại tướng Việt Nam:“Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ 20 năm trước. Nay tôi vẫn thán phục”. Và ngay cả một cựu lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam là James G.Zumwalt đã phải thốt lên: “Tôi chỉ có thể nói rằng, ông ấy là vị tướng vĩ đại nhất thuộc về một thế hệ vĩ đại nhất của Việt Nam”.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Vo-nguyen-giap2
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - bậc thầy về chiến tranh du kích trên thế giới
Với tài thao lược của mình, ông đã chỉ huy thành công chiến dịch Điên Biên Phủ, tiêu diệt “pháo đài bất khả xâm phạm” của Pháp, tổ chức chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại, chính thức giành lại độc lập cho dân tộc ta.
Cũng từ đây, biệt danh “Napoleon của Việt Nam” bắt đầu xuất hiện. Sở dĩ nhiều người gọi ông như vậy là bởi cách dụng binh của Tướng Giáp có nhiều điểm tương đồng với hoàng đế Pháp.
Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều.
Điển hình trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngay sát giờ nổ súng, ông hạ lệnh rút hết quân đội, pháo binh ra khỏi vị trí, lùi thời điểm tiến đánh, chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Vo-nguyen-giap3
Tướng Giáp cùng các lãnh đạo thống nhất kế hoạch tiến đánh Điện Biên Phủ năm 1954
Trong kháng chiến chống Mỹ, cố Đại tướng đã ra lệnh cho mở đường mòn Hồ Chí Minh - con đường huyết mạch, cực kỳ quan trọng và đem về thắng lợi toàn cục cho dân tộc ta.
khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeTue 8 Oct - 17:42

vĩ đại thật quá vĩ đại,từ nay có lẽ chúng ta có thêm một vị lãnh tụ nữa cùng với Bác Hồ: cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp tears 
Về Đầu Trang Go down
Kiva DS02
Private
Private
Kiva DS02


Nam Libra Cat
Tổng số bài gửi : 1023
Reputation : 18
Birthday : 25/09/1999
Join date : 28/07/2012
Age : 24
Đến từ : Hạ Long

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeWed 9 Oct - 13:10

Đi tìm lời giải khoa học và hướng giải quyết cho những hoang tưởng mà chúng ta gặp mỗi ngày.
Dường như trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải sống chung với nhiều định kiến. Đó có thể là do môi trường giáo dục, tính cách, cũng có thể vì sự “u tối” nhất thời của bộ não khi xử lý quá nhiều thông tin.
Theo các lý giải khoa học dưới đây, việc khắc phục các thành kiến, giảm thiểu hoang tưởng tâm lý sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
1. Thất bại chỉ vì thiếu may mắn - đổ lỗi cho hoàn cảnh
Định kiến tự kỷ (Self-Serving Bias) xảy ra khi một cá nhân cho rằng, những kết quả tích cực họ đạt được là do nhân tố bên trong còn kết quả tiêu cực đến từ bên ngoài. Một ví dụ rõ nét cho trường hợp này là điểm số.
Khi bạn được điểm tốt bài kiểm tra, bạn tin rằng đó là bởi trí thông minh hoặc thói quen học tập tốt. Nhưng khi được điểm xấu, bạn lại đổ lỗi cho giảng viên hoặc do mình không may.
Định kiến này rất phổ biến khi chúng ta muốn tăng thêm uy tín từ sự thành công nhưng lại chối bỏ trách nhiệm của thất bại. Các nhà khoa học cho rằng, điều này là do chúng ta tự đặt ra một sự thiên vị nhằm bảo vệ hoặc nâng cao lòng tự trọng của bản thân.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Lam-tuong-trong-cs
Định kiến này xảy ra hoàn toàn ngược lại khi ta đánh giá về người khác. Khi thấy người bên cạnh thấp điểm hơn trong bài kiểm tra, chúng ta gán cho họ những nguyên nhân nội tại như họ kém cỏi, lười nhác… Tương tự, khi họ xuất sắc trong bài kiểm tra, ta nghĩ rằng, họ chỉ may mắn hoặc được thầy, cô yêu thích.
Hiện tượng này thực chất chính là một hình thức “tự bào chữa”, thường chỉ làm cho ta thêm tự ti hoặc tự tôn quá đáng. Nó không giúp ích gì cho một người tiến bộ hoặc hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Lý do là bởi trong cuộc sống thường ngày, ai cũng phải đối diện với hàng trăm vấn đề khác nhau, và trong đó có những thứ tạo cho ta cảm giác mình là nhất, hoặc không là gì cả.
2. Thế giới luôn công bằng - gieo gió gặt bão
Chúng ta thường có khuynh hướng tin rằng, thế giới vô cùng công bằng, ai làm việc xấu sẽ phải trả giá và lòng tốt hẳn nhiên nhận được “phần thưởng” trong tương lai. Chính vì vậy, khi nhìn thấy kết quả của một người, chúng ta thường kết luận rằng, đó chính là thưởng phạt công bằng cho hành động của họ.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Lam-tuong-trong-cs2
Để minh họa điều này, nhà nghiên cứu L.Carli thuộc ĐH Wellesley (Mỹ) đã kể câu chuyện về một người phụ nữ. Diễn biến của câu chuyện giống nhau nhưng L.Carli đã đưa ra hai cái kết khác nhau cho hai nhóm tham gia nghiên cứu: người phụ nữ bị hãm hại hoặc kết hôn với người đàn ông tuyệt vời. Trong cả hai nhóm, người tham gia đều đổ lỗi (hay tán dương) cho những hành động của người phụ nữ đã đưa đến kết quả như vậy.
Khuynh hướng về niềm tin này có vẻ như tốt bởi phần nào nó buộc chúng ta hành động, cư xử tốt để nhận được "phần thưởng" trong tương lai. Thế nhưng đôi khi nó biến chúng ta thành kẻ ích kỷ.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Lam-tuong-trong-cs3
Chẳng hạn, khi chứng kiến một hành động bất công, chúng ta lại tìm những lý do để cho rằng nạn nhân đáng bị như vậy. Điều này xoa dịu sự lo lắng và khiến ta thấy an toàn hơn khi nghĩ rằng, nếu tránh những lý do đó, hành động bất công sẽ không xảy đến với chúng ta.
Bên cạnh hiện tượng này, còn một hiện tượng khác gọi là “thế giới tang thương”. Hiện tượng này xảy ra với những ai bị tiêm nhiễm bởi sách báo và phim ảnh bạo lực. Họ luôn nhận thấy, thế giới bên ngoài nguy hiểm hơn nhiều so với thực tế, nó gây ra những sợ hãi và sự bảo vệ quá mức.
3. Chỉ quan tâm những gì mình cho là đúng
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao chúng ta thường có xu hướng thích những người có cùng suy nghĩ với chúng ta? Đó là do bộ não luôn “quan tâm” tới những thông tin có liên quan đến chủ nhân của nó.
Khuynh hướng này được gọi là thiên kiến xác nhận hay xu hướng tự xác thực (confirmation bias). Nó xảy ra khi chúng ta chủ động tìm kiếm thông tin để khẳng định những suy nghĩ, niềm tin hiện tại mình đang có theo nhận thức thiên vị.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Lam-tuong-trong-cs4
Trong một thí nghiệm vào năm 1979 tại ĐH Minnesota (Mỹ), các nhà nghiên cứu chia nhóm tình nguyện thành hai nhóm nhỏ và cho họ đọc một câu chuyện về một người phụ nữ tên là Jane.
Có trường hợp, Jane được miêu tả là người hướng nội, nhưng ở hoàn cảnh khác, Jane là người hướng ngoại. Sau đó, một nhóm tình nguyện được hỏi, liệu Jane có phù hợp với công việc thư viện? Những người trong nhóm nói rằng phù hợp vì họ nhớ Jane là người hướng nội.
Ngược lại, nhóm kia khi được hỏi Jane có phù hợp với công việc bất động sản không? Họ cho rằng, Jane phù hợp với công việc này vì là người hướng ngoại và không phù hợp với công việc thư viện.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Lam-tuong-trong-cs5
Các nhà khoa học giải thích rằng, điều này là do khi bạn xuất hiện một ý tưởng trong đầu thì có xu hướng tìm kiếm những bằng chứng ủng hộ cho điều đó và không chú ý đến dẫn chứng phản bác lại chúng.
Điều này giống như khi bạn cho rằng, mình luôn may mắn khi mặc áo đỏ. Lý do là bởi bạn chỉ nhớ đến những thời điểm mà điều này là đúng và bỏ qua lúc may mắn khác khi bạn không mặc áo đỏ.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Lam-tuong-trong-cs6
Sự tìm kiếm bằng chứng, giải thích và ghi nhớ một cách thiên vị được xem là nguyên nhân gây nên sự quá tự tin vào niềm tin cá nhân, những quan điểm phân cực hay cuồng tín.
4. Những thứ xuất hiện đầu tiên là tốt nhất
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Berkeley và Harvard (Mỹ) đã chỉ ra, con người thường thích thứ đầu tiên họ nhìn thấy. Hiện tượng này được gọi là “tác động trước tiên” (Primacy effect)Tác động trước tiên ảnh hưởng tới sự lựa chọn của con người trong các lĩnh vực khác nhau.
Để chứng minh điều này, các nhà khoa học đã cho một nhóm tình nguyện viên đánh giá các cặp đôi qua những bức ảnh chụp. Khi đưa ra một bản khảo sát để nhóm tình nguyện nêu đánh giá cho từng cặp đôi, kết quả là như nhau.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Lam-tuong-trong-cs7
Nhưng khi sử dụng một bài kiểm tra đặc biệt về sở thích tiềm ẩn thì có một sự khác biệt đáng ngạc nhiên. Trong đó, những cặp đôi được nhìn thấy đầu tiên được đánh giá cao hơn cả.
Một thí nghiệm khác là về hai gói kẹo cao su khá giống nhau về hình thức nhưng khác nhãn hiệu. Khi cho người quan sát nghĩ xem nên chọn cái nào thì họ lập tức phân vân. Tuy nhiên, khi phải quyết định nhanh chóng thì 62% số người quan sát chọn gói kẹo đầu tiên, 38% còn lại chọn gói thứ hai.
Cả hai ví dụ trên đều cho thấy con người thường có xu hướng thiên lệch với thứ mà họ nhìn thấy đầu tiên. Các nhà khoa học cho rằng, đây là do chúng ta thường ghi nhớ những thứ mình trông thấy đầu tiên tốt hơn thứ tiếp theo và có xu hướng cho rằng, nó có tầm quan trọng hay ý nghĩa hơn.\
khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeWed 9 Oct - 19:16

Robot sẽ thay thế phi hành gia
Các nhà khoa học Nga bắt đầu thử nghiệm máy robot - phi hành gia đầu tiên trong nước. Trong tương lai gần, robot SAR- 400 Android sẽ là “trợ thủ” đắc lực của các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế. Và sau đó sẽ có thể hoàn toàn thay thế các nhà du hành vũ trụ trên quỹ đạo.

Mục đích của các chuyên viên từ Viện nghiên cứu thuộc Trung tâm Đào tạo các nhà du hành vũ trụ, nơi thử nghiệm SAR- 400, là nghiên cứu khả năng thực hiện các công việc trên tàu vũ trụ có sử dụng máy robot lặp lại các động tác của người điều khiển từ xa. Trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài "Tiếng nói nước Nga", Viện trưởng Viện Nghiên cứu thuộc Trung tâm đào tạo các nhà du hành vũ trụ mang tên Yuri Gagarin, ông Yuri Sosyurka nói: “Mục đích chính của chúng tôi là sáng chế máy robot có thể thay thế phi hành gia trong những tình huống khẩn cấp khi phải thực hiện các công việc với mức độ nguy hiểm cao, khi có nguy cơ mắc bệnh hoặc có nguy cơ đe dọa cuộc sống. Ví dụ, trong trường hợp trạm ISS không giữ được độ kín, khi phải chữa cháy hoặc phải làm việc ở bề mặt bên ngoài của trạm. Trong những trường hợp này có thể sử dụng máy robot”.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Canh-tay-robot
Ảnh: internet

Robot lặp lại các động tác của người điều khiển. Phi hành gia mặc bộ áo đặc biệt với giao diện phần cứng, phần mềm, mà thông qua nó ra lệnh cho robot. Nhờ đó, nhà du hành vũ trụ có khả năng thực hiện các công việc bên ngoài trạm, trong khi đang hiện diện bên trong. Các chuyên viên của Trung tâm điều khiển các chuyến bay trên mặt đất cũng có thể thực hiện các động tác này. Để robot có các tính năng như vậy, nó phải thích nghi với các hoạt động cụ thể trên vũ trụ. Nhà nghiên cứu Sosyurka giải thích thêm như sau: “Các cuộc thử nghiệm đang ở giai đoạn thứ hai. Ở giai đoạn đầu tiên chúng tôi chỉ nghiên cứu sơ bộ khả năng của máy robot. Và bây giờ chúng tôi tìm hiểu khả năng của nó làm việc với các công cụ để thực hiện những thao tác đơn giản. Ví dụ, khả năng vận chuyển các thứ hàng, điều khiển các công tắc, tay cầm công cụ đặt nó ở nơi nhất định. Cánh tay robot được cải thiện có thể thực hiện các thao tác đơn giản như vậy”.

Các nhà khoa học có kế hoạch sử dụng máy robot trong chương trình không gian có người lái. Tuy nhiên, để thực hiệm nhiệm vụ này phải vượt qua chặng đường dài. Ông Yuri Sosyurko nói tiếp: “Như dự đoán, các chuyến bay lên mặt trăng sẽ thực hiện vào những năm 30, lên sao Hỏa – vào những năm 50 của thế kỷ này. Chúng tôi định hướng vào thời hạn này để thu hút các robot đến hoạt động trên bề mặt của các hành tinh này”.

Nói về hoạt động trên trạm ISS, thì robot mang tên SAR sẽ bay lên trạm trong vòng hai năm tới. Nó sẽ làm việc cùng với người máy Robonaut của Mỹ đang hoạt động trên quỹ đạo.
nguồn:khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeWed 9 Oct - 19:18

Tái sinh người ngoài hành tinh sắp trở thành hiện thực
Trong tương lai, con người sẽ có thể tái tạo dạng sống và làm ra sinh vật người ngoài hành tinh, sử dụng công nghệ sinh học tương tự công nghệ in 3D, theo dự đoán của một tiến sĩ đầu ngành ADN.

Tiến sĩ Craig Venter, người có công trong việc giải mã bản đồ gene con người, đã tạo ra dạng sống nhân tạo đầu tiên trên thế giới sử dụng hóa học và cấy ghép ADN vào tế bào vi khuẩn.

Ông tin rằng các nhà khoa học cũng sẽ sớm làm được điều tương tự, thêm vào những sinh vật đơn giản các chức năng có ích cho trồng trọt và thuốc men, cũng như gửi robot vào không gian để đọc chuỗi dạng sống người ngoài hành tinh rồi gửi lại về Trái đất.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Nguoi-ngoai-hanh-tinh
Trong cuốn sách mới nhất của mình mang tên "Life at the Speed of Light: From the Double Helix to the Dawn of Digital Life" (tạm dịch: Cuộc sống ở tốc độ ánh sáng: Từ đường xoắn ốc kép đến thời bình minh của cuộc sống số), ông cho biết: "Trong những năm tới, việc chế tạo ra nhiều dạng tế bào nhân tạo từ phần mềm máy tính sẽ ngày càng trở nên khả thi hơn. Việc xây dựng lại từ đầu các tế bào sẽ mở ra những khả năng phi thường".

Nhà khoa học này cũng dự đoán rằng, trong tương lai máy móc sẽ có thể phân tích và tạo ra các bản đồ gene, từ đó truyền lên mạng Internet hoặc thậm chí được đưa lên không gian, tạo nhiều cơ hội thành công hơn cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Ông viết: "Ngày đó không còn xa khi chúng ta có thể gửi chuỗi gene, điều khiển bởi robot lên các hành tinh khác để đọc chuỗi ADN của bất cứ vi khuẩn ngoài hành tinh nào có thể xuất hiện. Nếu chúng ta có thể đưa những thông tin thu thập được ấy về Trái đất, chúng ta có thể tái cấu trúc lại gene của họ".

"Phiên bản nhân tạo của gene người sao Hỏa có thể được sử dụng trên trái đất để tái tạo dạng sống người sao Hỏa".

Năm 2010 tiến sĩ Venter và đồng sự đã tạo ra một loại nhiễm sắc thể mới từ ADN nhân tạo trong ống nghiệm, truyền đến một tế bào rỗng mà ở đó nhiễm sắc thể này đã sinh sôi – dấu hiệu của sự sống.

Nhà triệu phú kiêm tiến sĩ đầu ngành gene so sánh công trình của mình với việc chế tạo một chiếc máy tính và ADN nhân tạo chính là phần mềm của ông.
nguồn:khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Người Việt Nam
Private
Private
Người Việt Nam


Nam Gemini Dragon
Tổng số bài gửi : 1393
Reputation : 52
Birthday : 31/05/2000
Join date : 03/06/2013
Age : 23
Đến từ : nơi bạn phải thất bại để thành công

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeWed 9 Oct - 19:22

Tướng Giáp là người đặt nền móng cho khoa học Việt Nam
Trong căn phòng khách ấm cúng tại tư gia, giáo sư-viện sĩ Đặng Hữu treo trang trọng tấm ảnh đen trắng đã ngả màu thời gian. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc ông bắt tay một người đối tác Liên Xô để bàn về thành lập Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, nhưng nổi bật nhất lại là một gương mặt rất đỗi thân thuộc với hàng chục triệu người dân đất Việt với nụ cười hiền hậu: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cất giọng buồn bã, vị giáo sư đã bước qua cái tuổi bát thập bảo rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là người đặt nền móng cho khoa học công nghệ Việt Nam. Và, ông đã may mắn được chịu ảnh hưởng rất lớn từ vị tướng tài ba và đức độ này.

“Đầu năm 2013, bác Giáp còn nằm trong bệnh viện viết thư chúc Tết. Sau đó, tôi đến thăm mấy lần thấy bác còn rất minh mẫn. Vẫn biết ngày bác ra đi sẽ đến, nhưng khi nhận được tin tôi thấy đau xót và ngỡ ngàng", ông Hữu bồi hồi xúc động.

Trong mắt giáo sư Đặng Hữu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một con người suốt đời vì nước, vì dân. Là người văn võ song toàn, Đại tướng luôn thân thiện, đức độ, uyên bác và đặc biệt có tư duy sáng lạng.

Đất nước không có khoa học thì không làm được gì cả
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Dai-tuong-vo-nguyen-giap
Ở lĩnh vực khoa học công nghệ, năm 1977 khi còn giữ chức Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, giáo sư Đặng Hữu gặp Đại tướng khi Đại tướng đứng ra báo cáo về vấn đề Tây Nguyên trên cơ sở tính toán khoa học để xây dựng đất nước.

Khi ấy, giáo sư Đặng Hữu rất ấn tượng về một tư duy chiến lược, kiến thức uyên thâm. Về Tây Nguyên, Đại tướng bàn về vấn đề phát triển lương thực, chú trọng điều cán bộ khoa học vào vùng đất này. Và cũng kể từ đó, giáo sư Đặng Hữu có nhiều dịp làm việc với Đại tướng.

Theo giáo sư Đặng Hữu: “Đại tướng chính là người đặt nền tảng đầu tiên cho chính sách khoa học ở Việt Nam, tổ chức các chương trình nghiên cứu, mời chuyên gia Liên Xô sang giúp đỡ, cử người đi học tập, nghiên cứu".

Vào năm 1979, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng khoa học cần phải được sắp xếp, đánh giá lại để đất nước không tụt hậu, bởi “không có khoa học thì không làm được gì cả".

Đại tướng đã chủ động quan tâm nắm tình hình chung của các viện nghiên cứu xem đã làm và chưa làm được gì, chỉ đạo xây dựng chính sách và đưa ra Bộ Chính trị để chuẩn bị cho Nghị quyết đầu tiên đặt nền móng cho khoa học kỹ thuật.

Cùng đó, Đại tướng cũng luôn trăn trở làm thế nào để khoa học đi vào sản xuất, không để kết quả bị đưa vào ngăn kéo.

Khoa học phải chủ động kinh phí ứng dụng, đánh là phải thắng
Thời đó không có kinh phí làm khoa học. Muốn làm khoa học phải xin tiền Nhà nước và kết quả nghiên cứu cũng đưa vào Nhà nước. Lúc đó, ý kiến của Đại tướng là cơ quan làm khoa học phải chủ động làm việc, chỉ đạo cán bộ khoa học đi về nông thôn giúp dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vạch ra đề cương với ý chính: Khoa học là phục vụ sản xuất, phải có mục tiêu rõ ràng. “Đã đánh là thắng, không chắc thắng thì không đánh” và làm khoa học cũng phải như vậy. Cũng bởi thế, Đại tướng quan tâm tới đội ngũ nhân lực, lập ra quy hoạch chiến lược và trách nhiệm của khoa học.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Giao-su-dang-huu
"Đại tướng luôn quan tâm phát triển khoa học công nghệ" - Giáo sư Đặng Hữu cho biết.

Giáo sư Đặng Hữu cũng cho hay, cái lớn nhất chính là tư duy chiến lược về khoa học của Đại tướng. Bản thân giáo sư Đặng Hữu từng đi với Đại tướng nhiều chuyến sang các nước học tập về cách làm khoa học mới như thành phố khoa học của Ấn Độ, thăm Indonesia và làm việc với nhà khoa học của nước bạn từng làm việc tại Tây Đức để kết nối.

“Trong mỗi chuyến công tác, học tập, khi về nước mỗi người đều phải phát biểu nhận xét của mình và báo cáo lại xem cần học cái gì, loại bỏ cái gì. Đại tướng luôn quan tâm làm thế nào để phát triển công nghệ cao, công nghệ sinh học… bởi đó chính là những thứ sẽ quyết định sự phát triển của xã hội", giáo sư Đặng Hữu nhớ lại.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, giáo sư Đặng Hữu cho rằng tư tưởng của Đại tướng đã ảnh hưởng rất lớn tới ông, nhất là khi ông trở thành người đứng đầu ngành khoa học và công nghệ Việt Nam. Đó chính là tư tưởng chủ đạo “khoa học công nghệ là dẫn dắt đất nước đi lên", khoa học và giáo dục là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học là không biên giới, cần hội nhập quốc tế về khoa học.

Vị Đại tướng của nhân dân cũng cực kỳ coi trọng khoa học công nghệ để thực hiện những yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng. Khoa học công nghệ vừa phải phát triển đất nước, vừa bảo vệ Tổ quốc.

Và, những tư tưởng tiến bộ này vẫn còn đúng đắn đến thời điểm hiện tại.
nguồn:khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Kiva DS02
Private
Private
Kiva DS02


Nam Libra Cat
Tổng số bài gửi : 1023
Reputation : 18
Birthday : 25/09/1999
Join date : 28/07/2012
Age : 24
Đến từ : Hạ Long

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeThu 10 Oct - 12:55

Các nhà khoa học của cơ quan nghiên cứu Disney (Mỹ) đã tìm được cách cho phép con người "cảm giác" được bề mặt của các vật thể hiển thị trên màn hình chạm.
Công nghệ mới hoạt động theo hướng gửi các xung động nhẹ đến bề mặt, để người dùng "cảm" được những chỗ lồi, lõm, gờ và các cạnh của một vật thể.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  So-vao-hoa-thach
"Cảm" được hóa thạch qua màn hình - (Ảnh: Disney Research)
Các rung động này đánh lừa những ngón tay khiến chúng tin rằng đang chạm lên một bề mặt có thật, BBC dẫn lời các nhà nghiên cứu Disney.
Thuật toán tạo ra chuyển động rung có thể được bổ sung dễ dàng vào các màn hình chạm hiện tại.
Là công trình của tiến sĩ Ali Israr và các đồng sự tại phòng thí nghiệm của Disney ở Pittsburgh, kỹ thuật rung được tái tạo khi một đầu ngón tay lướt qua một điểm lồi trên thực tế.
“Não của chúng ta cảm thấy khối lồi 3D trên một bề mặt nhờ vào thông tin nhận được thông qua tình trạng da tay bị kéo căng”, theo Ivan Poupyrev, đứng đầu nhóm nghiên cứu tương tác tại Pittsburgh.
Để đánh lừa bộ não rằng ngón tay đang chạm vào một vật thể thật chứ không phải chỉ là hình ảnh, các xung động được gửi lên màn hình một cách giả tạo bằng cách kéo giãn lớp da ở đầu ngón tay trong quá trình chạm.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển được thuật toán có thể "thể hiện" bề mặt của nhiều vật thể khác nhau, từ quả táo, dứa, sứa đến hóa thạch giáp xác đã tuyệt chủng và cả đồi núi lẫn thung lũng trên một bản đồ.
 
khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Kiva DS02
Private
Private
Kiva DS02


Nam Libra Cat
Tổng số bài gửi : 1023
Reputation : 18
Birthday : 25/09/1999
Join date : 28/07/2012
Age : 24
Đến từ : Hạ Long

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeFri 11 Oct - 12:12

Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy dáng vẻ độc đáo của những loài động vật "ít lông ít tóc" này.
Chúng ta thường cho rằng, chỉ có loài người mới bị "hói" còn những loài động vật, thú rừng, chim muông khác không thể "ít tóc" được. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong thế giới động vật rộng lớn, Mẹ Thiên nhiên đã lỡ tay, nhào nặn ra nhiều loài động vật với chiếc "đầu hói" khiến chúng có hình dáng vô cùng độc đáo, kì quái.
Cùng điểm lại một vài loài động vật bị hói đầu theo danh sách của trang National Geographic dưới đây.
1. Khỉ đầu đỏ Uakari
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Khi-uakari
Với cái đầu trọc và khuôn mặt đỏ rực, khỉ Uakari (tên khoa học là Cacajao calvus) có thể khiến những người yếu bóng vía cảm thấy sợ hãi trong lần đầu bắt gặp. Đây là loài khỉ đuôi ngắn Nam Mỹ, sống tại lưu vực sông Amazon.
Chúng có khuôn mặt đỏ rực, bộ lông dài, rậm, thường có màu nâu hoặc cam. Dù có đuôi ngắn nhưng loài khỉ Uakari vẫn di chuyển nhanh nhẹn trên cây do sử dụng tay và chân khá linh hoạt.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Khi-uakari1
Điểm đặc biệt ở loài khỉ này là khi chúng bị ốm thì màu đỏ trên mặt cũng trở nên nhợt nhạt. Theo các nhà nghiên cứu, màu đỏ trên mặt, đầu của khỉ Uakari không phải là do sắc tố mà bởi phần này có nhiều mạch máu tập trung ngay dưới da, thể hiện tình trạng sức khỏe của chúng. Do đó, khi bị ốm, những sắc tố này trên da cũng trở nên nhợt nhạt hơn.
Khỉ Uakari thường sống ở lưu vực sông Amazon và thường chia thành từng nhóm 10 con. Chúng cũng biết cất thức ăn dự trữ trên cây để đề phòng những ngày vào mùa khô, thức ăn trở nên khan hiếm.
2. Kền kền vua
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ken-ken-vua
Ngắm những con kền kền vua oai hùng bay lượn trên bầu trời ít ai nghĩ rằng, chúng bị hói. Màu sắc sặc sỡ ở đầu và cổ của những chú kền kền vua ( có tên khoa học Sarcoramphus papa) không phải do màu lông mà chính là màu của da đầu và cổ.
Màu sắc ở vùng "hói" này vô cùng đa dạng, bao gồm cả màu vàng, cam, xanh, tím, đỏ... Tuy nhiên, lông ở đầu và cổ của kền kền rất ít, chỉ lơ thơ vài chiếc không đủ để che kín hết phần da và thường có màu xám đen.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Ken-ken-vua1
Loài kền kền vua này sống chủ yếu ở các khu rừng đất thấp nhiệt đới trải dài từ miền Nam Mexico tới miền Bắc Argentina và được biết tới là loài ăn xác thối.
Hiện nay, theo tài liệu của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), số lượng loài chim dù đông nhưng cũng đang giảm nhiều. Lý do chủ yếu được các nhà nghiên cứu đưa ra là bởi chúng đang mất dần môi trường sống.
3. Chó Orchid Inca ở Peru
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Cho-orchid-inca
Loài chó Peru đặc biệt này gần như không có lông, chúng chỉ có chút ít "tóc" trên đầu, nhúm lông ở chân và đuôi. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra, loài chó Orchid Inca này là giống chó cổ của Peru.
Hình vẽ của chúng xuất hiện và được mô tả trên nhiều hiện vật đồ gốm từ năm 750. Những cổ vật này có từ thời nền văn minh Moche ở miền Bắc Peru cách đây khoảng 2.000 năm.
Theo một số tài liệu ghi lại, do thời tiết quá lạnh nên những chú chó này khó tồn tại. Cuộc chinh phục Tây Ban Nha của Peru gần như đã gây ra sự tuyệt chủng của giống chó này. Những con chó còn lại sống sót trong các vùng nông thôn, đã được nhiều người chăm sóc, bảo tồn và với nhiều người, nó mang một giá trị thần bí.
4. Heo gầy (Skinny Pig)
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Heo-gay
Gần giống loài chó Orchid Inca ở Peru, loài heo gầy này không có lông trên khắp phần cơ thể, trừ nhúm lông trên mõm và chân. Một số con đột biến trong nhóm có lớp lông tơ mỏng mờ trên lưng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một con heo gầy khỏe mạnh sẽ có lớp da trơn tru, không lông cùng một số nếp nhăn xung quanh "tứ chi" và vùng cổ. Bên cạnh đó, Skinny Pig có màu sắc khá đa dạng, từ đơn sắc, hồng, đen hay màu loang... giống màu của chú chuột lang nhà (Guinea Pig).
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Heo-gay1
Giống heo gầy này ra đời trong một thí nghiệm tại Viện Armand Frappier Montreal vào năm 1978. Các nhà nghiên cứu khi ấy đã kết hợp giữa giống chuột lang có bộ lông mượt lai tạo với chủng loài không có lông để tìm hiểu rõ hơn về giống chuột lang.
khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Kiva DS02
Private
Private
Kiva DS02


Nam Libra Cat
Tổng số bài gửi : 1023
Reputation : 18
Birthday : 25/09/1999
Join date : 28/07/2012
Age : 24
Đến từ : Hạ Long

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeMon 14 Oct - 12:51

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ trường kỹ thuật và khoa học ứng dụng (SEAS) thuộc đại học Harvard đã vừa tạo ra một chiếc loa dẻo từ chất liệu gel ion.Chiếc loa hầu như trong suốt nếu quan sát bằng mắt thường và có thể tạo ra âm thanh chất lượng cao trong phổ âm thanh nghe được của tai. Qua phát minh này, họ đã chứng minh ý tưởng các thiết bị điện tử có thể truyền tải tín hiệu điện theo một cách tương tự như hệ thần kinh của người.
Để chế tạo những chiếc loa này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một tấm cao su trong suốt và thêm vào đó một lớp gel nước muối dẫn điện ở mỗi mặt. Khi một điện thế được áp dụng vào các góc đối nhau của lớp gel, khu vực bên trong tấm cao su sẽ nhanh chóng uốn cong, tạo ra âm thanh với tần số từ 20Hz đến 20kHz. Do đặc tính dẻo và ion của vật liệu, loa có thể được kéo dãn nhiều lần so với kích thước nguyên gốc mà vẫn hoạt động tốt. Các nhà khoa học tin rằng, một phiên bản cải tiến của phát minh này có thể được tích hợp vào máy tính hay màn hình tablet nhằm mang lại âm thanh và phản hồi xúc giác mà không cần đến loa ngoài.
Một chiếc loa trong suốt đã là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, mục tiêu chính của dự án là trình diễn khả năng truyền điện tích bằng ion thay vì electon và tiềm năng ứng dụng vào các thiết bị điện tử. Trong hầu hết các trường hợp, các chất ion có khuynh hướng tạo ra một mạch kết nối yếu khi áp dụng lên chúng một điện thế và điện thế quá cao có thể kích hoạt một phản ứng hóa học phá hủy vật liệu. Tuy nhiên, với hệ thống của đại học Harvard, cao su đóng vai trò như một lớp cách ly, cho phép các nhà khoa học kiểm soát điện thế tốt hơn và tăng tốc kết nối.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Loa-ion-deo
Jeong-Yun Sun (trái) và Christoph Keplinger (phải) - 2 nhà khoa học làm việc với dự án loa trong suốt từ gel ion.
Theo nhóm nghiên cứu, nếu các chất dẫn ion hoàn hảo, chúng tiềm năng sẽ mang lại một số ưu điểm so với các chất dẫn đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Một vấn đề thường gặp với hầu hết các chất dẫn dẻo là điện trở của chúng sẽ tăng khi bị kéo dãn, làm hạn chế hiệu năng trong một số thiết bị điện tử. Chất dẫn ion mặt khác không vấp phải vấn đề này và có thể được kéo dãn nhiều lần so với diện tích ban đầu mà không ảnh hưởng đến mạch điện bên trong. Dĩ nhiên là chất dẫn ion chưa thể đáp ứng suất điện trở cần thiết trong thiết bị điện tử tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu mục tiêu đặt ra là chế tạo một mạch điện có thể gói gọn, mềm dẻo thì chất dẫn ion là một sự lưa chọn thay thế đầy tiềm năng. Thêm vào đó, chất dẫn ion có thể được chế tạo từ các vật liệu trong suốt sẵn có trên thị trường.
Christoph Keplinger - đồng tác giả dự án, hiện đang làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Harvard SEAS cho biết: "Chúng tôi muốn thay đổi quan điểm của mọi người về ứng dụng của các chất dẫn ion. Hệ thống của chúng tôi không cần nhiều năng lượng để hoạt động và bạn có thể tích hợp nó vào mọi nơi khi bạn cần một lớp vật chất mềm, trong suốt, có thể uốn dẻo được để phản hồi với các kích thích điện - chẳng hạn như trên màn hình của một chiếc TV, laptop, hay smartphone để tạo ra âm thanh hoặc phản hồi xúc giác tại chỗ và chúng ta thậm chí có thể nghĩ đến những chiếc cửa sổ thông minh. Nhiều khả năng bạn có thể đặt chiếc loa này trên cửa sổ để đạt hiệu quả khử tiếng ồn với không gian bên trong hoàn toàn im lặng".

khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Kiva DS02
Private
Private
Kiva DS02


Nam Libra Cat
Tổng số bài gửi : 1023
Reputation : 18
Birthday : 25/09/1999
Join date : 28/07/2012
Age : 24
Đến từ : Hạ Long

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeTue 15 Oct - 13:28

Rạng sáng ngày 19/10, người yêu thích thiên văn ở Việt Nam sẽ có dịp quan sát một phần hiện tượng nguyệt thực nửa tối.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Nguyet-thuc-nua-toi1
Ảnh: universetoday.com
Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho phóng viên hay, nguyệt thực nửa tối là hiện tượng Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất, chỉ tối đi đôi chút và chuyển sang màu đỏ nhạt thay vì màu đỏ thẫm và tối như đối với nguyệt thực toàn phần hay một phần hoàn toàn tối.
Theo múi giờ Việt Nam, hiện tượng thiên nhiên này bắt đầu lúc 4 giờ 53 phút và kết thúc lúc 8 giờ 48 phút ngày 19/10. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Mặt Trăng sẽ lặn vào khoảng 5 giờ 30 phút, nên người yêu thiên văn chỉ có thể quan sát được giai đoạn đầu của nguyệt thực này. Khi ấy, Mặt Trăng nằm ở chân trời phía Tây.
Vẫn theo anh Sơn, cũng như nguyệt thực toàn phần hay một phần, người quan sát nguyệt thực nửa tối không cần dụng cụ bảo vệ và có thể quan sát bằng mắt thường. Hoặc, nếu có một kính thiên văn nhỏ, ống nhòm… sẽ giúp việc quan sát trở nên thú vị và rõ nét hơn.
Nguyệt thực nửa tối ngày 19/10 cũng sẽ là sự kiện nguyệt thực cuối cùng của năm 2013. Từ nay đến hết năm, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội để quan sát mưa sao băng Orionids (đêm 21 và 22/10); mưa sao băng Leonids (đêm 17, rạng sáng 18/11); mưa sao băng Geminids (rạng sáng 14/12).
khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Kiva DS02
Private
Private
Kiva DS02


Nam Libra Cat
Tổng số bài gửi : 1023
Reputation : 18
Birthday : 25/09/1999
Join date : 28/07/2012
Age : 24
Đến từ : Hạ Long

Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitimeWed 16 Oct - 13:23

Các nhà khoa học Mỹ cũng tìm ra câu trả lời cho sự hình thành những cột đá bí ẩn ở Iceland.
Mới đây các nhà khoa học đã công bố giải mã được bí ẩn về một loạt các trụ cột nhỏ bằng đá hình thành tại Iceland. Qua đó, các chuyên gia khẳng định, chính dòng dung nham và một dòng nước khi gặp nhau đã gây ra những vụ nổ tạo ra những "dung nham dạng gối"nằm dưới biển. Một điều kỳ lạ là những cột trụ, dung nham khối này cũng nằm rải rác quanh thung lũng Skaelinger ở Iceland.
Nhà địa chất học Tracy Gregg thuộc ĐH Buffalo, New York đã vô tình phát hiện những cột trụ đá kỳ lạ này vào năm 1998. Những cột trụ đó cao khoảng 2,4m, rộng 1m, trông xa giống như những khúc gỗ của cây.
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Tru-da-bi-an
Vào năm 2010, Tracy Gregg cùng sinh viên mới tốt nghiệp của mình Kenneth Christie đã cùng nhau nghiên cứu cấu trúc ở Iceland. Họ kết luận, sự hình thành nên những cột trụ đá kỳ lạ ở Skaelinge có nguyên nhân sâu xa từ vụ núi lửa Laki phun trào vào năm 1783, kéo dài trong 8 tháng. Vụ phun trào này ước tính thải ra 122 triệu tấn sulphur dioxide.
Ngoài ra, còn có một số lượng các chất khí khác từ những vết nứt, những lỗ khí và từ dung nham chảy ra. Hơi nước dày đặc và nóng đã bao phủ khắp khu vực này trong nhiều ngày. Có khoảng 9.000 người (1/4 dân số ở đây) đã bị giết chết. Không chỉ thế mà lượng khí thải khổng lồ này còn ảnh hưởng đến nhiều vùng ở châu Âu.
Những dòng dung nham này di chuyển chậm quanh thung lũng Skaelinger, nhưng sau đó lại hòa chung với nước ở con đập của thung lũng. Thông thường, sự "gặp gỡ" này sẽ tạo thành dung nham dạng gối hay sẽ bốc bùng lên nếu dòng dung nham chạm mặt nước với tốc độ đủ lớn, và tính chất của dòng dung nham phù hợp cho việc ranh giới hơi nước bị phá vỡ.
Hiện tại, Gregg và các đồng nghiệp vẫn tiếp tục nghiên cứu để có thể giải mã hoàn toàn bí ẩn này. Nghiên cứu được đăng trong Tạp chí Nghiên cứu núi lửa và địa nhiệt.
khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học    Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học  I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tổng hợp các chủ đề về Khoa Học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
 Similar topics
-
» 10 hiện tượng khoa học kỳ lạ
» Xem linh hồn "thoát xác" từ khoa học và nghệ thuật
» Tổng hơp TOKU chế
» Tổng hợp đồng MASK của mọi người
» Khoa học chứng minh lợi ích "nhảm" của việc Forever Alone

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Room Chat-
Chuyển đến