1. Khỉ đột:
Tại vườn thú Barcelona, Tây Ban Nha, có một con khỉ đột bạch tạng. Nó sống trong một thời gian khá lâu và chết vì bệnh ung thư da năm 2003. Trong những tháng cuối cùng của nó, hàng ngàn người đổ đến đây để xem khỉ bạch tạng. Khỉ đột bạch tạng là cha đẻ của 22 con khỉ con, nhưng không có con nào bạch tạng giống bố. Trong số đó chỉ có 6 con sống sót và trưởng thành.
2. Rùa:
Con rùa Minty được đặt tại Reef HQ, tại Townsville, Australia, nó chỉ sống được một năm trong điều kiện nuôi nhốt. Cái chết của con rùa trắng cho tới nay vẫn còn là bí ẩn. Nó là động vật biến dị gen chứ không phải rùa bạch tạng.
3. Hổ:
Hai nghệ sĩ Mỹ là Siegfried và Roy thường xuất hiện với sư tử trắng và hổ trắng. Các buổi biểu diễn của họ gần như là một phép màu đối với khán giả. Tuy nhiên, sau đó, việc biểu diễn bị đỉnh chỉ vì hổ trắng là loài động vật hoang dã, cần được bảo tồn. Hổ trắng chứ không phải hổ bạch tạng, bởi nó còn có những sọc tối màu nhạt, chứng tỏ là gen lặn từ con hổ bố.
4. Lạc đà:
Lạc đà bạch tạng là cực kỳ hiếm. Người ta cho rằng thế giới chỉ có 4 con. Tại một trang trại ở New Suth Wales, Asutralia, một con lạc đà trắng được sinh ra từ con lạc đà mẹ bình thường, lạ thay khi lớn lên da nó không trắng mà màu nâu, loại như vậy thấy nhiều ở Mỹ.
5. Công:
Công là loài chim rất đẹp nhưng toàn thân một màu trắng toát càng là điều cực kỳ đặc biệt. Loài công trắng ở Ấn Độ này không phải là do bạch tạng, nhưng màu trắng của nó thật tuyệt vời và thanh lịch.
6. Sư tử:
Năm ngoái, Sở thú Yalta ở Ukraina có 5 con sư tử trắng. Trong đó ba con được sinh ra ở công viên Safari, và hai con còn lại được sinh ra ở một vườn thú khác cùng thành phố Yalta. Nó có lẽ không phải là bạch tạng, mà do bị giảm sắc tố bởi một gen bị ức chế. Đây là trường hợp rất hiếm, và càng tuyệt vời hơn vì chúng sinh ra cùng một thành phố.
7. Nhím:
Trong một dịp Giáng sinh, người ta bắt được một con nhím bạch tạng mồ côi, nó bị viêm phổi gần chết. Sau đó người ta đã cứu nó, và khi con nhím này khỏe mạnh lại, người ta nuôi nó trong khu bảo tồn Buckinghamshire, nước Anh.
8. Sóc:
Vườn thú Quốc gia Scotland ở West Lothian đột nhiên thấy có một con sóc bạch tạng thường xuyên đến ăn những thức ăn của động vật tại đây. Nó xuất hiện từ một mùa đông năm 2010, toàn thân trắng toát từ mõm cho đến móng vuốt.
9. Cá sấu:
Năm 2012, các nhà khoa học thực hiện tổng điều tra về cá sấu nuôi tại Park, Odisha, Ấn Độ, và phát hiện có một số cá sấu bạch tạng vì chúng sống ở vùng nước âm u. Cá sấu bạch tạng có màu trắng tuyệt đẹp và khả năng săn bắt mồi của nó phát triển rất mạnh.
10. Hươu cao cổ:
Liệu có một con hươu cao cổ bạch tạng hay không? Có người cho rằng không có hươu cao cổ bạch tạng. Nhưng đây là con hươu bạch tạng nhồi bông tại Bảo tàng Ripley, Mỹ. Năm 2005, người ta cũng đã phát hiện một con hươu cao cổ bạch tạng tại Tanzania.