Hóa thạch cá niên đại 429 triệu năm tại Trung Quốc có thể là sinh vật sớm nhất với khuôn mặt nhận dạng được, nhờ vào khung hàm hiện đại.
Hóa thạch được khai quật tại Trung Quốc thuộc lớp cá da phiến, thành viên của một nhóm đã tuyệt chủng, nhưng hàm của nó giống như cá xương ngày nay.
Cá 429 triệu năm tuổi có hàm như cá hiện đại - (Ảnh: Nature)Việc phát hiện loài cá này có thể cung cấp một cái nhìn mới về sự tiến hóa ban đầu của tổ tiên chúng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.
Tiến hóa về hàm là một trong những thời kỳ quan trọng nhất của sự phát triển loài xương sống, nhưng khoảng cách giữa động vật xương sống có hàm và không hàm quá rộng, nên rất khó phân biệt các bước tiến hóa đơn lẻ trong giai đoạn chuyển tiếp của giống loài này.
Min Zhu của Viện Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh và đồng sự đã phát hiện một bước gần cuối trong quy trình chuyển tiếp này, khi các động vật có xương sống hàm hiện đại, như cá mập và cá xương, trỗi dậy từ một nhóm các loài cá da phiến.
Phát hiện mới đã cung cấp một chứng cứ quan trọng về mối nối tiến hóa giữa loài cá da phiến và cá xương, có thể tái lập trình tự và quy trình đã biết lâu nay về sự tiến hóa của loài cá.
Nguồn : khoahoc.com.vn