1. Ở Victoria Australia, chỉ có những thợ điện có giấy phép hành nghề mới được thay... bóng đèn.
2. Ở Victoria Australia, người ta không được phép mặc quần lót màu hồng sau 12 giờ trưa ngày chủ nhật.
3. Ở Anh, những chiếc xe taxi chở chó dại hoặc tử thi bị coi là phạm pháp.
4. Ở Anh, chết trong toà nhà Quốc hội cũng bị coi là bất hợp pháp. Cũng tại đảo quốc sương mù này, nếu bạn lỡ tay và không để ý mà dán ngược tem khiến cho hình ảnh của vị vua Anh quốc bị lộn ngược thì bạn đang gặp rắc rối to. Vì hành động đó được liệt vào tội phản quốc!!!
5. Ở Pháp, cho dù chú lợn cưng của bạn có thông minh, tài giỏi và bạn có yêu quý nó đến mấy, bạn cũng đừng gọi nó là Napoleon, nếu không bạn sẽ bị cảnh sát viếng thăm bất cứ lúc nào.
6. Đây có lẽ là điều luật "khó hiểu" nhất trên thế giới, đảm bảo đọc xong bạn sẽ thấy mình ngớ ngẩn trong... vài giây: Theo một điều luật về thuế năm 2006 của Anh, sẽ là bất hợp pháp nếu như bạn không nói cho nhân viên của sở thuế vụ biết những thứ mà bạn không muốn anh ta biết, mặc dù bạn không buộc phải nói với nhân viên này những gì mà bạn không muốn anh ta biết.
7. Ở Alabama, nếu bạn đang lái xe (bất kỳ phương tiện di chuyển nào) mà bạn bị bịt mắt thì có nghĩa là bạn đã phạm luật rồi đấy!
8. Ở Ohio, bạn sẽ bị coi là chống lại luật pháp nếu như chuốc... cho một con cá uống đến mức say ngất ngưởng.
9. Tàu của Hải quân Hoàng gia khi đi vào cảng London sẽ phải đưa một cái trống cho Đốc quân của Tháp London.
10. Ở Anh, một người phụ nữ đang mang thai có thể "giải quyết nỗi buồn" ở bất kỳ nơi đâu mà người đó muốn - thậm chí là trong chiếc mũ của một viên cảnh sát, nếu như người đó đề nghị!?.
11.Giữ khoảng cách với bạn khác giới
Tại trường trung học Nam Kinh (Trung Quốc) có một điều luật quy định hết sức đặc biệt: nam nữ học sinh phải giữ khoảng cách 44 cm trở lên trong bất cứ trường hợp nào.
Nhà trường muốn thực hiện triệt để cách làm này để ngăn ngừa khả năng xảy ra hành vi ‘sốc nổi’ của những thiếu niên hiện đang sớm phát triển.
12.Chịu trách nhiệm cho hành vi của mình
Vườn bách thú Kenia có bảng dặn dò khuyến cáo khách du lịch vô cùng ấn tượng: “Nếu bạn dùng đồ phế liệu hay thực phẩm ăn dở ném về phía cá sấu thì bắt buộc phải tự tay nhặt lại món đồn đó”.
Mặc dù tất cả mọi người đều hiểu cách làm này chỉ mang mục đích nhấn mạnh công tác bảo vệ môi trường và cảnh quan nhưng với sự nghiêm khắc táo bạo này, không ít người vẫn cảm thấy vô cùng bất an khi dắt theo những đứa con nghịch ngợm ghé thăm vườn bách thú này.
13.Giảm giá vé cho người mặc váy ngắn
Tại khu vui chơi trung tâm thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam Trung Quốc, ban giám đốc đã đưa ra quy định hết sức thú vị: giảm 50% giá vé vào cửa cho phụ nữa mặc váy ngắn hơn 38 cm.
Tại cổng ra vào, ngoài người soát vé, ban quản lý còn sắp xếp 1 nhân viên ‘túc trực’ sẵn với thước dây trên tay, sẵn sàng phục vụ các người đẹp tới vui chơi.
14.Cấm phụ nữ có vòng 1 lớn vào sòng bạc
Tại tất cả sòng bạc casino của người theo đạo cơ đốc giáo ở New Zealand đều có quy định cấm phụ nữ có vòng 1 ‘quá cỡ’ xuất hiện.
Một phụ nữ 33 tuổi đến từ Nottingham tên là Helen Simpson từng có ‘kinh nghiệm xương máu’ khi bị nhân viên quản lý 1 casino tại khu vực trên đây ngăn cản với thái độ vô cùng kiên quyết: “Hoặc là tìm 1 chiếc áo khoác thật dầy để ‘che đậy’ hoặc là lập tức rời khỏi đây”.
15.Pháp luật Ý coi trọng chó
Tại một số thành phố phía Bắc Italia quy định nghiêm ngặt với những hộ gia đình đăng ký nuôi chó. Nội dung của những điều luật này không chỉ đòi hỏi người chủ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sức khỏe, tính mạng cho vật nuôi như chính người thân, bằng hữu của mình mà còn phải chú ý tới ‘đời sống tinh thần’ của chúng. Trong một tuần nếu không đưa cún cưng đi dạo ít hơn 3 lần thì sẽ phải chịu mức phạt 500 Euro (650 USD).
Bên cạnh đó còn có 1 số hạng mục quy định hết sức ‘bình đẳng’ như: không được nhuộm mầu nhân tạo cho chó, không được cắt ngắn đuôi chó… Nếu bất cứ 1 người chủ ‘ngông cuồng’ nào bị bắt gặp hoặc bị tố giác sẽ lập tức chịu hình phạt nghiêm khắc của luật pháp. Và đương nhiên, những người phát hiện hành vi ‘phạm pháp’ cũng sẽ nhận được tiền thưởng thích đáng.
16.Một điều luật vô cùng “thực dụng” tại Afghanistan: Nếu người phụ nữ đưa ra yêu cầu ly hôn thì đến khi cô tái hôn, người chồng thứ 2 phải chi trả cho người chồng đầu số tiền gấp 2 lần chi phí trong cuộc hôn lễ đầu tiên của cô gái. Còn nếu người đàn ông đưa ra yêu cầu ly hôn thì đến khi người vợ tái hôn, số tiền người chồng thứ 2 phải chi trả cho người chồng đầu số tiền bằng với chi phí trong cuộc hôn lễ đầu tiên. Xem ra, dù là từ phía nào đệ đơn đi chăng nữa thì người chồng sau vẫn thật chịu thiệt thòi.
17.Người đàn ông Nhật Bản chiếm “ưu thế tuyệt đối” trong xã hội với quyền ngôn luận, tình dục. Điều luật ly hôn oái oăm này là minh chứng rõ ràng nhất: Nếu vợ bạn có tư thế ngủ không được…đẹp mắt, bạn có thể nộp đơn xin ly hôn và được mọi người đồng tình tuyệt đối.
18.Khi cuộc hôn nhân đi đến “nút thắt” không thể cứu vãn, người dân Ecuador vẫn tiếp tục phải trải qua một thử thách oái oăm và “độc ác” chưa từng có mới giành được “quyền ly hôn”: Hai vợ chồng phải tuyệt thực 3 ngày 3 đêm. Đến sáng ngày thứ 4, sẽ có một nhân viên “kiểm nghiệm” mức độ đau yếu của họ. Nếu thực sự tiều tụy, ốm yếu, họ sẽ được cấp phép ly hôn, còn nếu không sẽ bị hạ lệnh mãi mãi không được rời nhau nửa bước.
19.Những ông chồng khó tính trên khắp năm châu chắc hẳn vô cùng mừng rỡ nếu đất nước nơi họ sinh sống áp dụng điều luật hôn nhân như tại Italia: Nếu vợ của bạn lười biếng, không làm việc nhà, không chăm sóc con cái, người chồng có thể đơn phương nộp đơn ly hôn và ngay lập tức sẽ được chấp nhận.
20.Trong gia đình truyền thống Lebano, người chồng có quyền kiểm soát tuyệt đối mối quan hệ xã hội của vợ. Vì thế mà có điều luật ly hôn vô cùng phi lý như sau: Trước khi ra khỏi nhà, nếu người phụ nữ chưa nhận được sự đồng ý của chồng thì điều đó có nghĩa là cô ta hãy “đi đi và đừng bao giờ quay trở lại nữa”. Tuyên bố này đã trở nên rất quen thuộc với các đấng “trượng phu” Lebano trong vô số tờ đơn ly hôn.
21.Tại Anh, những căp vợ chồng trẻ đang “nhăm nhe” ý định ly hôn sẽ luôn phải “cảnh giác” với điều luật vô cùng oái oăm: Chỉ tiến hành giải quyết thủ tục khi chỉ có một phía đưa đơn lên tòa án. Nếu cả hai người cùng lúc đưa ra ý muốn này thì sẽ không được phép ly hôn. Nói cách khác, họ ủng hộ chủ nghĩa nhân quyền một cách thái quá và rập khuôn đến kỳ lạ.
22.Pháp luật Ireland hoàn toàn nghiêm cấm việc ly hôn. Cũng chính vì sự xuất hiện của điều luật này mà đa số người dân nơi đây đều kết hôn rất muộn và phải suy nghĩ thực sự kỹ càng trước khi đi tới quyết định hôn nhân.
23.Tại nước cộng hòa Togo có một điều luật truyền thống hết sức đặc biệt. Khi 1 cặp vợ chồng quyết định chia tay và đến cơ quan địa phương làm đơn xin ly hôn thì người quản lý nơi đây sẽ dùng dao cạo lấy đi nửa phần tóc trên đầu của hai người. Sau đó, họ trao đổi cho nhau và xem đây như cách rũ bỏ nửa phần cuộc đời vừa trải qua.
24.Washington
“Ở bất cứ trường hợp nào cũng không được phép có quan hệ tình dục (xxx) với trinh nam hoặc trinh nữ”.
Bất cứ trường hợp nào??? Ngay cả trong đêm tân hôn hay sao? Với xu hướng “sống nhanh sống gấp” của giới trẻ hiện đại và nhất là tại một nước có nền văn hóa thoáng như Mỹ, nếu thực hiện đúng như điều luật quy định thì liệu các cô gái của họ có phải suy nghĩ tìm đến việc tìm cách chạy trốn sang một bang khác xxx để không còn là trinh nữ hay không?
Ngoài ra thì ở đặc khu Washington còn có luật rằng: “Chỉ được phép xxx bằng tư thế truyền thống”.
Liệu có quá hoang đường quá không khi mà không thể có ai có thể kiểm tra và xác thực được những công dân trong vùng có hay không thực hiện điều luật này?
25.Montana
“Sau hoàng hôn, cả hai giới đều không được phép khỏa thân trước vườn nhà và xxx”.
Thật là một điều luật oái oăm nhưng cũng bao gồm nhiều lỗ hổng: “hai giới không được phép…”??? Vậy có nghĩa là vẫn có thể một mình khỏa thân “tự sung sướng” trước vườn nhà?? Hay “sau hoàng hôn…”??? Vậy có nghĩa là dân tình có thể tự do xxx trong suốt khoảng thời gian ban ngày sao?
Và một điều hết sức thú vị ẩn chứa trong điều luật này. Montana cổ vũ người đồng tình xxx. Vì sao ư? Họ chỉ cấm “hai giới xxx” và không hề ngăn cản cùng giới.
26.Pennsylvania
“Không được phép xxx cùng với lái xe ở trong trạm thu phí”.
Vậy là bao chàng trai lái xe trẻ tuổi đã phải nói lời bye bye đầy tiếc nuối với những cô nàng xinh đẹp ở chặng thu phí? Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, xxx ở đâu cũng được, miễn là không phải “ở trong trạm thu phí”.
27.Khu Oregon
“Không được phép nguyền rủa người khác trong khi xxx”.
Điều luật này quả là kì quái bởi có ai còn bận tâm đến việc thù hằn ghen ghét người khác trong lúc này. Hay điều luật muốn ám chỉ việc văng tục khi xxx? Điều luật còn ghi chú thêm “Người đàn ông không được phép chửi rủa trong lúc xxx”. Điều này có nghĩa là người phụ nữ thì có thể hay sao?
28.Massachusetts
“XXX cùng bò là phạm pháp”.
Cấp độ oái oăm và kì quái của điều luật này khiến bất cứ một ai nghe thấy cũng đều phải "bó tay chịu trận" trước sức tưởng tượng phong phú của các nhà lãnh đạo nơi đây.
29.Virginia
“Không được phép vừa xxx vừa đi xe môtô”.
Chủ yếu là chỉ không được phép xxx khi đang di chuyển trên những chiếc xe gắn máy có phần đai phụ bên cạnh hay phần bình xăng phía trước. Nếu thực sự có người thực hiện được thao tác đầy mạo hiểm và thử thách này thì đây quả thật là một chuyện "hiếm thấy khó tìm".
30.Utah
“Không được phép xxx trên xe cứu thương. Nếu chuyện này bị phát hiện thì người con gái sẽ bị “bêu” tên trên khắp các tờ báo trong vùng”.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc người con trai sẽ không phải gánh chịu bất cứ một trừng phạt nào ư? Người đưa ra điều luật này nhất định là một nam giới. Với lại, không hiểu bên Mỹ nam nữ có hay dùng xe cứu thương để đi chơi không nhỉ???
31.Nên nghĩ trước khi nhai
Ở Singapore, nhai kẹo cao su bị nghiêm cấm. Luật lệ này được ban hành do chi phí tốn kém lại khó khăn khi gỡ kẹo cao su dính ở những cơ sở công cộng.
Đặc biệt kẹo cao su dính ở cửa tàu hệ thống giao thông công cộng thành phố có thể khiến tàu không chuyển động và tình trạng này đã xảy ra nhiều lần.
32.Bật đèn xe ban ngày
Các tài xế ở Đan Mạch phải bật đèn pha khi điều khiển phương tiện giao thông của họ. Bạn sẽ nghĩ rằng luật lệ này chỉ áp dụng với việc lái xe vào ban đêm thế nhưng lại không.
Luật lại chủ yếu áp dụng vào ban ngày nếu không các tài xế sẽ phải đối mặt với hình phạt lên tới 100 đô la. Các nghiên cứu cho thấy rằng điều này giúp tránh hạn chế được tai nạn ở Đan Mạch.
33.Gian lận thi cử phải vào tù
Ở Bangladesh, trẻ em 15 tuổi trở lên có thể bị bỏ tù nếu gian lận trong kỳ thi cuối. Hàng năm, chính phủ Bangladeshi đã thực hiện những biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn gian lận và tiến hành một chiến dịch truyền thông rộng rãi để cảnh báo cho các sinh viên về hình phạt.
34.Luật gia cầm
Theo đạo luật Akron- Ohio 925.62 ở Mỹ, cá nhân, công ty, tập đoàn không được nhuộm hoặc tô màu bất kỳ thỏ hay kể cả gia cầm non, tuy nhiên không hạn chế gà và vịt con. Cá nhân, hãng hay tập đoàn không được bán, chào bán, tặng hoặc vứt bỏ thỏ hay gia cầm non đã được nhuộm hoặc tô màu.
35.Cấm thanh toán tiền xu quá nhiều
Ở Canada, Đạo luật tiền tệ năm 1985 cấm khách hàng thanh toán tiền xu quá nhiều. Nghĩa là bạn không thể thanh toán một giao dịch mua bán bằng tất cả tiền xu (nhất là vượt quá 10 đô la). Thậm chí sử dụng tiền xu đô la cũng bị giới hạn. Chủ cửa hiệu có quyền nhận hoặc từ chối số tiền xu bạn thanh toán.
36.Luật mặc quần ở Pháp
Ở Pháp vẫn còn dưạ vào luật đối với phụ nữ mặc quần chẽn. Luật được công bố trong các cuốn sách từ năm 1800. Luật đã được sửa đổi vài lần: một lần vào năm 1892 cho phép phụ nữ mặc quần dài trong khi cưỡi ngựa và một lần vào năm 1909 cho phép các quý bà mặc quần lót trong khi đi xe đạp.
37.Luật về sự sai sót
Ở Grudia xe đạp không được trang bị, chỉnh sửa hoặc thay đổi làm bàn đạp ở vào vị trí thấp nhất là hơn 30 cm trên mặt đất. Cũng không có chiếc xe đạp nào vận hành nếu thiết kế như vậy. Câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ điều khiển một chiếc xe đạp như vậy?
38.Luật khóc thuê
Ở Massachusetts, nước Mỹ, trong buổi thức canh người chết, những người khóc thuê chỉ có thể ăn sandwiches không quá 3 lần. Đây là một trong những nguyên tắc được viết trong sách và chưa bao giờ được bãi bỏ. Những người khóc thuê tồi, một lần có thể xem xét, nhưng ở Massachusetts lại như là tội phạm.
39.Luật ăn bánh pa-tê
Ở Anh, ăn bánh pa-tê vào ngày Giáng sinh là bấtb hợp pháp. Đây là một trong những luật lệ cổ xưa kỳ quặc trong sách luật, mặc dù ít khi được ép buộc ngay cả với người cảnh sát gay gắt. Luật được Oliver Cromwell ban hành, người tự xưng Công quốc nước Anh. Những ngày lễ đó tăng thêm sự thèm ăn và uống rượu dựa trên đạo lý Cơ đốc giáo, kể cả lễ Nô-en.