Những bộ phim về siêu anh hùng luôn trở thành đề tài hấp dẫn với tất cả chúng ta. Hình tượng nhân vật trong phim thể hiện ước mơ, khát khao có được sức mạnh vĩ đại của nhân loại. Song cũng nhiều người cho đó chỉ là giấc mơ hão huyền, ảo tưởng.
Nhưng có lẽ họ chưa biết rằng, cơ thể con người tiềm ẩn rất nhiều khả năng phi thường không kém gì những siêu nhân…
1. Siêu khỏePhần lớn các siêu anh hùng trong điện ảnh đều sở hữu một sức mạnh phi thường, nhấc bổng những vật nặng chỉ trong nháy mắt. Và lý do giúp họ làm được điều ấy là những đột biến về di truyền hay sử dụng máy móc công nghệ. Trong thực tế, liệu có ai làm được như thế? Câu trả lời là CÓ.
Năm 1982, tại Georgia, Mỹ, anh chàng Tony Cavallo đã bị chiếc xe Chevolet Impala 1964 đè lên người trong khi sửa chữa nó. Tưởng chừng như anh sẽ chết vì sức nặng hơn 1,5 tấn của chiếc xe, nhưng may mắn thay bà mẹ Angela Cavallo đã xuất hiện kịp thời. Sau khi kêu cứu hàng xóm mãi không được, bà Angela đã nâng chiếc xe lên với hai bàn tay không, cứu thoát con trai mình.
Bà Angela Cavallo cùng gia đình mình.
Chiếc xe Chevolet Impala 1962 được nhấc lên bởi tay của một người phụ nữ.
Một trường hợp khác là của Sinjin Eberle, một người leo núi. Trong khi chinh phục đỉnh núi ở New Mexico, một tảng đá khoảng 300kg đã đè vào tay Sinjin và kéo anh rơi theo. Rất may, chỉ trong tích tắc, Sinjin đã dùng hết sức bình sinh, bất chấp cánh tay bị nghiền nát, ném tảng đá sang một bên và sống sót.
Sinjin Eberle - lực sĩ bất đắc dĩ.
Theo giải thích khoa học, con người thực sự có khả năng đạt tới mức siêu khỏe, đặc biệt là trong trạng thái hoảng loạn, giận dữ hay cận kề với cái chết. Khi đó, ở một số trường hợp nhất định, lượng adrenaline đột nhiên tăng vọt và giải phóng rất nhiều trong cơ thể, giúp chúng ta đạt tới sức mạnh cực điểm.
Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, khả năng kì diệu này chỉ xuất hiện trong một thời gian cực ngắn. Đó là bởi, muốn đạt tới sức mạnh lớn nhất, cơ thể đồng thời phải hạn chế, thậm chí dừng hoạt động của các cơ quan khác như tiêu hóa, miễn dịch… lại.
Vì thế, một người ở trong điều kiện bình thường gần như sẽ chẳng bao giờ được chiêm ngưỡng sức mạnh tột đỉnh của chính bản thân mình cả.
2. Siêu giác quanTai được coi là cơ quan thính giác của con người, giúp chúng ta nghe được âm thanh phát ra từ xung quanh. Nhưng có một khả năng kỳ diệu nữa của chúng mà cơ thể luôn tìm cách giấu bạn: làm ra-đa định vị 3D.
Daniel Kish là một người phát hiện ra khả năng của bản thân. Ông bị mù song lại có đôi tai hoàn hảo. Nhờ nó mà ông có thể chơi xe đạp leo núi mà chẳng hề bị tai nạn nào hết. Hay như trường hợp của chàng trai Ben Underwood.
Bị mù từ năm 3 tuổi nhưng chỉ 2 năm sau, Ben bắt đầu "nhìn" được bằng tai. Nhờ nó, cậu có thể chạy, chơi bóng rổ, đi xe đạp, trượt patin… như những người bạn bình thường khác. Vì sao vậy?
Daniel Kish vẫn thản nhiên chơi xe đạp leo núi dù mắt không còn khả năng nhìn nữa.
Ben Underwood - một trong những người sử dụng tai để nhìn giỏi nhất thế giới.
Các nhà khoa học gọi siêu năng lực này là Echolocation (định vị bằng tiếng vang). Khả năng này có ở tất cả mọi người, đặc biệt tốt ở những ai mất đi thị giác. Cơ chế hoạt động của nó khá đơn giản: bằng cách chủ động phát ra âm thanh (như dậm chân, vỗ tay, nói…) tai bạn sẽ thu được tiếng vang của âm thanh đó từ các vật xung quanh dội lại. Sau khi tiếp nhận, não người có thể vẽ ra một khung cảnh 3D ngay trong não bộ, giúp chúng ta hoạt động bình thường mà không cần tới thị giác.
Những người mù rất có tiềm năng khai thác khả năng này của tai người.
Cơ chế nhìn bằng tai giống như cách các loài dơi định vị khi bay.
Vậy tại sao chúng ta vẫn sử dụng thị giác mà không tận dụng khả năng này? Đó đơn giản là một sự lựa chọn tự nhiên của não bộ. Theo các chuyên gia, trung ương thần kinh sẽ lựa chọn cách đơn giản nhất để giải quyết một vấn đề, ở đây sử dụng thị giác thì đỡ phức tạp và nhanh hơn nhiều so với thính giác. Điều này cũng giống như việc con người sử dụng máy tính trong toán học vậy.
3. Mình đồng da sắtKhi bị ong đốt, khi bị trật khớp… bạn cảm thấy đau, đó là điều chắc chắn. Đây là một trong những cảm giác tự nhiên mà con người ai cũng sở hữu. Nó báo hiệu một sự “hỏng hóc” nào đó bên trong cơ thể chúng ta.
Thế nhưng có những thời điểm, đáng lẽ cơ thể phải cảm thấy rất đau thì chúng ta lại không hề có cảm giác ấy. Đây là một trong những khả năng đặc biệt khác của cơ thể người.
Minh chứng điển hình là câu chuyện của Amy Racina. Cô gái này ngã từ một vách đá cao xuống đất, dập vỡ đầu gối và hông, khiến xương nhô ra bên ngoài da. Vậy nhưng, cô chẳng hề cảm thấy đau đớn chút nào. Amy vẫn vô cùng bình tĩnh, lết người trên mặt đất cho tới khi tìm được sự giúp đỡ. Cô chỉ cảm thấy đau khi đã được trực thăng đưa tới bệnh viện an toàn.
Đơn giản là những khả năng này của con người chỉ phát huy trong thời gian ngắn. Theo lý giải khoa học, sở dĩ Amy không thấy đau là do cơ thể đã tiết ra một lượng lớn hormone endorphins vào thời điểm cô ngã.
Hormone này là một loại "thuốc phiện" tự nhiên có sẵn trong cơ thể người, giúp não không thể cảm nhận tín hiệu đau truyền từ các bộ phận về, do đó sẽ không còn thấy đau nữa.
Endorphins có tác dụng như một liều thuốc phiện đối với não bộ.
Tuy nhiên, não bộ kiểm soát endorphins rất chặt chẽ, chỉ tiết ra nếu cơ thể gặp phải những kích động, va đập quá lớn, mạnh để an thần mà thôi. Đối với những cơn đau vừa phải, endorphins sẽ không được tiết ra, điều này giúp não bộ nhận biết được tình trạng hoạt động thực sự của các cơ, xương, khớp trong cơ thể.