Hôm này rãnh, làm 1 bài cho mem coi chơi.
Nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký - một trong Tứ đại danh tác của Trung Hoa, chính là hình tượng kinh điển trong lòng khán giả. Từ rất lâu về trước, nhân vật này đã xuất hiện trên các sân khấu kịch truyền thống nước này và sau đó là trên các tác phẩm truyền hình, điện ảnh.
Từ trang sách, Tôn Ngộ Không nhiều lần được đưa lên màn ảnh với những hình ảnh khác nhau. Trong hơn 50 năm đã có đến tầm 30 bộ phim xuất hiện nhân vật này với nhiều tạo hình khác nhau. Các nhà làm phim đã sáng tạo ra đủ kiểu tạo hình sành điệu vô đối. Dưới đây là các nhân vật Tề Thiên Đại Thánh ấn tượng nhất. Mỹ Hầu Vương nào sẽ khiến bạn choáng váng nhất?
Trư Bát Giới chiêu thân 1957, Tôn Ngộ Không do Lục Thân Hiệp đóng trong khá giống đười ươi, thay vì dính lông lên người thì được thay bằng mặc áo lông cho đỡ phải hóa trang mệt.
Tôn Ngộ Không trong Thiết Phiến công chúa 1966 do Hãng phim Thiệu Thị thực hiện với tạo hình được lấy cảm hứng từ kinh kịch. Lão Tôn do nam nghệ sĩ Nhạc Hoa thể hiện được xem là "Tôn Ngộ Không khù khờ nhất".
Tôn Ngộ Không do Lưu Trung Quần diễn trong Hồng Hài Nhi 1975 chẳng khác gì yêu tinh.
Lục Tiểu Linh Đồng - Tôn Ngộ Không của Tây Du Ký 1986 và 2000 - phiên bản kinh điển nhất từ trước đến nay. Mặc dù kỹ thuật hóa trang còn thô sơ nhưng hình ảnh Tôn Ngộ Không qua diễn xuất của Lục Tiểu Linh Đồng đã khiến nhân vật này trở thành "Tôn Ngộ Không kinh điển", không ai có thể thay thế.
Anh Khỉ do Đổng Chí Hoa đóng trong Tây hành bình yêu 1991 đã tiến hóa thành người triệt để rồi.
"Tôn Ngộ Không biết yêu" Châu Tinh Trì trong Đại thoại tây du 1994. Là "Vua phim nhảm" nên vai Tôn Ngộ Không do Châu Tinh Trì hóa thân trong series Đại thoại Tây du cũng bị xem là "Tôn Ngộ Không nhảm nhất". Khái niệm "nhảm" ở đây được hiểu là "khác thường", "không giống ai" và rất "độc đáo".
Trương Vệ Kiện vai Mỹ Hầu Vương trong Tây Du Ký 1996 của đài TVB và Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không 2002. Ngộ Không này còn đa tình hơn phiên bản của Châu Tinh Trì và có nhiều suy tư như người hiện đại. Lão Tôn do Trương Vệ Kiện đảm nhận được bình chọn là "Tôn Ngộ Không hài hước nhất".
Tôn Ngộ Không của Ông Thanh Hải trong Đông Du Ký 1998 chỉ là một vai rất phụ, không để lại ấn tượng gì đặc biệt ngoài bộ lông lá rậm rạp.
Trần Hạo Dân trong Thiên địa tranh bá Mỹ Hầu Vương 1998 và tiếp nối Trương Vệ Kiện trong Tây Du Ký 2 do TVB sản xuất năm 1999. Với gương mặt baby, Trần Hạo Dân khiến vai diễn của mình trở thành "Tôn Ngộ Không thư sinh nhất".
Tào Vinh - Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký hậu truyện 2000, tạo hình na ná bản 1986, Tào Vinh để lại ấn tượng về ánh mắt vô hồn và biểu cảm cứng đơ.
Tôn Ngộ Không bờm xờm của Khuất Trung Hằng trong Trư Bát Giới 2002 chẳng có mấy cơ hội xuất hiện vì Bát Giới mới là nhân vật chính.
Tôn Ngộ Không trông hơi có nét "đạo tặc" của Hùng Nghệ Bân trong Phúc tinh cao chiếu Trư Bát Giới 2003.
Tôn Ngộ Không của Trần Bách Lâm trong Tình điên đại thánh 2005 mới quả là phá cách vô đối, từ ngoại hình, động tác không hề giống khỉ đến cách ăn mặc và mái tóc nhuộm đỏ sành điệu.
Nghệ sĩ Kinh kịch nổi tiếng Đinh Kiện chính là người đã đóng thế cho Lục Tiểu Linh Đồng trong rất nhiều cảnh ở Tây du ký 2. Ngoài ra, ông còn "xuất đầu lộ diện" trong tập phim Thật giả Mỹ hầu vương, Bảo Liên Đăng 2005, và Bảo Liên Đăng tiền truyện 2009 nên được báo chí gọi là "Tôn Ngộ Không quần chúng".
Tôn Ngộ Không Ông Hải Thanh trong Hồng Hài Nhi 2006 có cái đầu bù xù nhưng tay chân thì chắng có cái lông khỉ nào.
Không chỉ có ở Trung Quốc, nhân vật Tôn Ngộ Không đã từng được truyền hình Nhật Bản đưa lên màn ảnh nhỏ với vai chính do tài tử đẹp trai Katori Shingo (thành viên nhóm nhạc Smap nổi tiếng) đảm nhận. Người ta gọi đây là "Tôn Ngộ Không ngoại quốc".
Lý Liên Kiệt trong phim Vua Kungfu (Forbidden Kingdom 2008) cũng thử sức với vai Tôn Ngộ Không, tuy nhiên Mỹ Hầu Vương này trông đã hơi có tuổi rồi.
Danh hiệu "Tôn Ngộ Không đẹp trai nhất" thuộc về nam diễn viên Phí Chấn Tường, trong bản dựng Tây du ký do Đài truyền hình Chiết Giang sản xuất năm 2009.
Hà Cảnh có tạo hình Tôn Ngộ Không cực mốt trong Hy Du Ký 2010.
Tôn Ngộ Không (Kiều Nhậm Lương đóng) có kiểu đầu chôm chôm trong phim Trư cửu muội 2011.
Tạo hình Tôn Ngộ Không bé của Phí Chấn Tường trong Hoan lạc đại soái 2011 khá kỳ dị.
Nam diễn viên Ngô Việt được đánh giá đã thể hiện hình ảnh một "Tôn Ngộ Không kỹ xảo" trong bản dựng Tây du ký của nhà sản xuất Trương Kỷ Trung.
Tôn Ngộ Không do nam diễn viên hài Hoàng Bột thể hiện trong bộ phim Tây du ký: Mối tình ngoại truyện được đánh giá là "Tôn Ngộ Không điên nhất".
Tạo hình Tôn Ngô Không có cái bờm xù như sư tử mới tiết lộ của Chân Tử Đan trong phim Đại náo thiên cung sẽ ra mắt năm 2013.